Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi và cách phòng tránh

Bệnh tiểu đường, là một nhóm bệnh gây rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay bị giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường ở trong máu luôn cao. Trong giai đoạn mới phát thường làm cho người cao tuổi đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó sẽ làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính đã gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo khác, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, bệnh mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư,…

Thông tin về bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Tình trạng số người mắc bệnh

Tại Việt Nam, trong 4 thành phố lớn Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, tỷ lệ bệnh tiểu đường là 4%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn, hệ thống dự phòng, phát hiện bệnh sớm nhưng chưa hoàn thiện. Vì vậy, mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị. Tỷ lệ mang bệnh tiểu đường ở lứa tuổi 30-64 là 2,7%, vùng đồng bằng, ven biển. Hiện trên thế giới ước lượng có hơn 190 triệu người mắc bệnh tiểu đường và số này tiếp tục tăng lên.

Bệnh tiểu đường có thể gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi; đặc biệt là người cao tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy làm sao để phòng tránh được bệnh tiểu đường? Người cao tuổi rất dễ gặp phải các bệnh như: tai biến mạch máu não, táo bón, đau lưng, hay tiểu đường. Trong đó bệnh tiểu đường ở người cao tuổi chiếm tỷ lệ khá cao.

Thông tin về bệnh tiểu đường ở người cao tuổi
Người cao tuổi dễ mắc bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh

Các nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc tiểu đường ở người cao tuổi là những thay đổi về chuyển hóa Glucose, do rối loạn tiết Insulin và kháng insulin tăng lên theo tuổi, hay do người cao tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc có ảnh hưởng đến đường máu đồng thời với lối sống ít hoạt động cũng là nguyên nhân gây bệnh người cao tuổi mang tên “tiểu đường”.

Với nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc phát hiện sớm bệnh tiểu đường chính là biện pháp phòng bệnh tốt nhất. Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ làm giảm mức độ hoặc ngăn chặn các biến chứng của bệnh gây ra cho sức khỏe. Đó có thể là các biến chứng như giảm thị lực, thậm chí mù lòa, cắt cụt chi dưới do bệnh mạch máu ngoại vi, bệnh thần kinh và bệnh nhiễm trùng, bệnh thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu não và suy thận…

Các cách phòng ngừa bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Những biến chứng của bệnh tiểu đường này đều làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người cao tuổi. Vì vậy, nên điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị sớm sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người cao tuổi. Theo đó, mọi người nên học cách phòng bệnh như sau.

Chăm sóc, rèn luyện sức khỏe

Người cao tuổi nếu tích cực tham gia rèn luyện sức khỏe thể lực, tăng cường thể chất, bảo đảm cho tay chân hoạt bát, chống thừa mỡ dẫn đến béo phì. Tuy nhiên, người già mắc bệnh tiểu đường không nên vận động quá mạnh, quá sức; chỉ nên áp dụng những hình thức nhẹ nhàng như: đi bộ, tập thái cực quyền, tập yoga…

Các cách phòng ngừa bệnh tiểu đường ở người cao tuổi
Phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường

Thêm vào đó, cần bố trí thời gian vận động nhất định, với lượng vận động thích hợp. Bởi điều này sẽ làm tăng cường tuần hoàn máu, chống béo phì; mặt khác khống chế lượng calo hấp thu trong ngày. Nên chọn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ, nhiều chất xơ như rau xanh và trái cây ít ngọt; đồng thời hạn chế các loại thức ăn giàu protein như: lòng đỏ trứng gà, nội tạng động vật.

Dùng thuốc điều trị bệnh

Để phòng tránh bệnh tiểu đường ngoài chế độ ăn hợp lý, đủ chất dinh dưỡng; hạn chế các thực phẩm nhiều đường thì mọi người có thể kết hợp sử dụng thuốc hạ đường huyết. Khi dùng thuốc để trị bệnh tiểu đường nên bắt đầu từ liều lượng nhỏ trở đi; sau đó lúc cần thiết mới tăng dần dần. Việc dùng thuốc cần thận trọng, đề phòng hạ huyết áp ở người cao tuổi, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại thuốc nào.

Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi là rất cao. Do đó, các bác cần có máy đo huyết áp bắp tay để thường xuyên kiểm tra tại nhà. Đồng thời tích cực khống chế quá trình chuyển hóa đường, mỡ, protein ở mức bình thường. Đó là cách hồi phục các biến chứng như đau đớn, tê buốt. Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi có thể phòng tránh được nếu như mọi người kiên trì; và tìm hiểu các kiến thức phòng bệnh không chỉ bệnh tiểu đường mà bất kỳ bệnh nào cũng vậy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *