Biện pháp ngăn ngừa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ với sữa mẹ

Theo WHO / UNICEF vào năm 2016, 800.000 trẻ em dưới 5 tuổi có thể được cứu sống mỗi năm nếu trẻ được bú sữa mẹ từ sơ sinh đến tháng thứ 23. Hiện chỉ có khoảng 38% trẻ sơ sinh trên toàn thế giới được mẹ cho bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tại Việt Nam, tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn (NCBSM) vẫn ở mức thấp, khoảng 20% ​​trong 6 tháng đầu. Suy dinh dưỡng là tình trạng khi cơ thể trẻ bị thiếu mất các chất dinh dưỡng. Dinh dưỡng cần thiết ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và tăng trưởng của trẻ nhỏ, đây là một trong những điều khiến các bậc cha mẹ lo lắng.

Tại sao sữa mẹ giúp phòng ngừa suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì?

Sữa mẹ giúp ngăn ngừa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ

Như chúng ta biết nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em chủ yếu là do thiếu dinh dưỡng và bệnh tật. Hậu quả thường ảnh hưởng đến phát triển thể chất, vận động và trí thông minh của trẻ. Các nghiên cứu còn cho thấy, nếu trẻ bị suy dinh dưỡng từ lúc còn nhỏ; thì trong tương lai dễ có nguy cơ thừa cân, béo phì, đái tháo đường, tim mạch…

Nuôi con bằng sữa mẹ là một giải pháp quan trọng trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Vì, Sữa mẹ có đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng được cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Sữa dễ tiêu hóa hấp thu phù hợp với hệ tiêu hóa và chức năng đào thải của thận.

Nuôi con bằng sữa mẹ l
Phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ

Sữa có các yếu tố chống nhiễm khuẩn làm giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong. Do nhiễm khuẩn nhất là tiêu chảy, viêm phổi… có Các acid béo không no thiết yếu, acid linoleic, acidliolenic, DHA, ARA giúp cho quá trình hoàn thiện não bộ; võng mạc và giúp cho trẻ phát triển tốt nhận thức và trí thông minh.

Sữa mẹ giúp phòng chống bệnh béo phì

Nuôi con bằng sữa mẹ cũng là giải pháp trong phòng chống thừa cân, béo phì, vì sữa mẹ có hàm lượng protein và muối phù hợp với trẻ nhỏ nhưng trong sữa bò hàm lượng protein và muối cao làm tăng áp lực thẩm thấu gây cảm giác khát, kích thích trẻ ăn nhiều. Bên cạnh đó, trẻ bú mẹ có thể tự điều chỉnh năng lượng đưa vào, kiểm soát được số lượng trẻ cần để đáp ứng nhu cầu khi đói, thông thường trẻ bú no thì tự nhả vú ra.

Trái lại, ở trẻ bú bình (sữa nhân tạo) khó kiểm soát số lượng sữa theo nhu cầu. Trẻ thường kết thúc bữa ăn theo số lượng sữa định sẵn. Trẻ bú mẹ có nồng độ insulin máu thấp hơn trẻ ăn sữa bò, giảm được tích mỡ. Sữa mẹ còn chứa nội tiết tố leptin (giảm thèm ăn), ghrelin (kích thích ăn); IGF1 tham gia điều chỉnh ăn uống cân bằng năng lượng bảo vệ trẻ không tăng cân quá mức trong hai năm đầu đời. Giảm nguy cơ béo phì, đái tháo đường, tim mạch, rối loạn mỡ máu… khi trưởng thành.

Cách nuôi dưỡng bằng sữa mẹ khoa học

Để trẻ bú sớm

Ngay sau đẻ cho trẻ tiếp xúc da kề da, thực hiện cái ôm đầu tiên giúp cho sự gắn bó tình cảm mẹ con đồng thời ủ ấm cho con để tránh hạ thân nhiệt. Bú sớm sẽ tránh được hạ đường máu, trẻ bú được sữa non giúp đào thải phân su nhanh, đỡ vàng da và phòng chống nhiễm khuẩn.

nuôi dưỡng bằng sữa mẹ khoa học
Trẻ bú sữa mẹ

Cho trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu

Cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ muốn, không hạn chế thời gian và số lần cho bú. Khi trẻ bú đủ sữa thì tự nhả vú ra. Cho trẻ bú kiệt một bên vú rồi mới chuyển sang vú bên kia; để trẻ nhận được sữa cuối giàu chất béo.

Bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu (180 ngày): Thời gian này trẻ chỉ bú mẹ; mà không ăn thêm bất cứ một loại thức ăn, nước uống nào khác. Kể cả nước trắng vì sữa mẹ trong 6 tháng đầu đáp ứng đủ nhu cầu nước và các chất dinh dưỡng. Để trẻ phát triển bình thường, phòng chống nhiễm khuẩn.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm) là cho trẻ ăn thêm thức ăn khác cùng với bú mẹ; và khi trẻ tròn 2 tuổi thì có thể thay thế sữa mẹ bằng thức ăn gia đình. Ăn bổ sung đúng cách là cho trẻ ăn đúng thời điểm; nên cho trẻ ăn bổ sung bắt đầu từ 6 tháng tuổi (180 ngày) trở lên. Không ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn. Vì sẽ ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ.

Thức ăn cần đủ 4 nhóm bao gồm bột đường, đạm động vật hoặc đậu đỗ, rau củ quả và dầu mỡ. Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, ăn từ ít đến nhiều để trẻ thích nghi dần với thức ăn. Chế biến món ăn phù hợp theo từng lứa tuổi giúp trẻ dễ nhai, dễ nuốt. Điều quan trọng là phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chế độ dinh dưỡng
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ

Bú kéo dài đến hai năm: Tiếp tục cho trẻ bú kéo dài đến 2 năm cùng với ăn bổ sung đúng cách; làm giảm được nguy cơ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì.

Dinh dưỡng trẻ em 1-3 tuổi

Ngay từ khi 1 tuổi trẻ đã có răng và khả năng tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng đã khá hơn. Trẻ đã bắt đầu tự tập ăn. Tuy nhiên, thức ăn cho trẻ cần dễ tiêu hóa; giàu các chất dinh dưỡng có giá trị và đủ các nhóm thực phẩm trong ô dinh dưỡng.

Cha mẹ cần đảm bảo tốt vệ sinh thực phẩm và ăn uống để phòng tránh nhiễm khuẩn và bệnh đường ruột ở trẻ. Một ngày cho bé ăn 4 – 5 bữa. Thức ăn mềm và tập dần cho trẻ ăn từng loại thức ăn; từ ít đến nhiều cho đến thức ăn hỗn hợp. Nên chế biến các món ăn thích hợp; và thường xuyên thay đổi cho trẻ để tạo điều kiện ngon miệng. Ngăn ngừa hiện tượng chán ăn và sợ một loại thức ăn nào đó. Tập cho trẻ ăn đúng bữa, ăn đủ, không cho ăn vặt, bánh kẹo trước bữa ăn. Hàng ngày chú ý cho trẻ uống đủ nước.

Ngoài việc chú ý đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, chăm sóc vệ sinh, cha mẹ nên tạo điều kiện để trẻ hoạt động với các trò chơi đúng lứa tuổi sẽ giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.

Mời bạn đọc theo dõi thêm nhiều tin tức hấp dẫn cùng chủ đề khác ngay tại đây!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *