Các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ cha mẹ cần biết

Để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ hiệu quả, trước hết phải nâng cao ý thức, hiểu biết về bảo vệ trẻ em trong gia đình và nhà trường. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em đang ngày càng lan rộng, nhiều nơi trên cả nước liên tục ghi nhận các ca bệnh. Hiện nay nhiều gia đình đã chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh tại nhà. Ngoài việc tăng cường vệ sinh cá nhân cho trẻ trong lớp, nhiều trường mầm non còn thực hiện theo dõi sức khỏe của từng học sinh. Thông tin về bệnh cũng đã được in và dán ở trước cửa mỗi lớp học.

Thực trạng bệnh tại Việt Nam

Số bệnh nhi nhập viện đang tăng nhanh. Bộ Y tế cho biết, đến nay, cả nước có hơn 17.400 ca mắc tay chân miệng, cao gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt tại các tỉnh thành phía Nam, lượng bệnh nhi nhập viện ngày càng tăng, gây lo ngại cho nhiều phụ huynh.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh, trẻ mắc tay chân miệng nhập viện kín các phòng bệnh. Nhiều trẻ nổi bóng nước ra ngoài, có trẻ lại không có biểu hiện gì bên ngoài nhưng sốt và quấy khóc. Nên nếu không chú ý, phụ huynh dễ lầm tưởng là các bệnh khác. Bệnh viện Nhi đồng 2 cũng đã ghi nhận lượng bệnh tay chân miệng tăng gấp đôi tuần trước. 2/3 số ca nhập viện đến từ các tỉnh thành phía Nam. Nhiều ca trở nặng nhanh chỉ sau 1 ngày sốt phải nhập viện.

trẻ mắc tay chân miệng
Bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng

Tại TP Hồ Chí Minh, 21/24 quận huyện có ca mắc tay chân miệng đã tăng ở mức báo động. Bệnh dự báo tiếp tục tăng trong tháng 4 và tháng 5 này. Vì vậy các bệnh viện đang tăng cường phương tiện máy móc thuốc men; để sẵn sàng cứu chữa những trường hợp nặng. Có thể thấy việc lưu ý những biểu hiện của trẻ để đưa đi khám chữa kịp thời là vô cùng cần thiết. Phụ huynh cũng cần lưu tâm đến diễn biến của dịch bệnh này tại địa phương mình ở.

Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Theo bác sĩ chuyên khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, bệnh tay chân miệng hiện chưa thể phòng tránh đặc hiệu bằng vaccine. Do đó, để giảm lây lan dịch bệnh, gia đình, nhà trường cần nhận biết sớm các dấu hiệu nghi mắc để xử lý như sốt, lười ăn, mệt mỏi, xuất hiện nốt trong miệng. Tuy nhiên, có những ca cần xét nghiệm để phát hiện chủng nguy hiểm.

Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ
Khám bệnh cho trẻ

Theo bác sĩ Minh, tay chân miệng cũng là bệnh dễ lây nhiễm chéo, dễ bùng phát dịch. Thống kê mới nhất từ đầu năm đến nay, số bệnh nhi mắc tay chân miệng đã cao gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2020.Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu nhất để khống chế dịch là phòng lây lan bệnh sang người lành. Các biện pháp phòng ngừa là:

– Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết.

– Rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước khi nấu ăn và ăn uống; trước khi cho trẻ ăn, sau khi dùng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ. Đặc biệt chú ý vệ sinh sau khi tiếp xúc với các bọng nước

– Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng.

– Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân.

– Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn.

– Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch.

– Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *