Cần lưu ý phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ càng sớm càng tốt

Theo tin tức từ Bệnh viện Sản Nhi tại Nghệ An, bệnh viện này vừa tiếp nhận một ca bệnh nhi 8 tuổi bị viêm não Nhật Bản trong tình trạng nguy kịch. Ba ngày trước khi nhập viện, bệnh nhi được gia đình đưa đến bệnh viện huyện với biểu hiện sốt cao liên tục, đau nhiều vùng trán, lừ đừ, hay ngủ nhiều . Sau đó, khi được chuyển đến bệnh viện tại đây, bệnh nhân rơi vào trạng thái hưng phấn, la hét, có lúc tỉnh giấc, lúc thì không, tái mặt, đi tiểu trong vô thức. Đây đều là những triệu chứng mắc bệnh viêm não Nhật Bản.

Tình hình của bệnh nhi

Tại đây, tiến hành thăm khám, chọc dịch não tuỷ, làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán: Bệnh nhi bị viêm não Nhật Bản, được điều trị tăng áp lực nội sọ, thở máy. Khai thác bệnh sử, mẹ bệnh nhi cho biết: Trước đó gia đình có đưa trẻ đi tiêm vaccin viêm não Nhật Bản. Nhưng tiêm không đủ mũi và chưa tiêm nhắc lại. Đến nay, sau 10 ngày điều trị tích cực tại khoa, sức khoẻ bệnh nhi đã ổn định. Ăn uống tốt và đủ điều kiện xuất viện.

Theo các bác sĩ Khoa bệnh nhiệt đới, triệu chứng đầu tiên của viêm não Nhật Bản; là sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn. Có thể kéo theo mệt mỏi, ớn lạnh. Khi bệnh nặng có thể có các biểu hiện như co giật, giảm khả năng nhận thức, la hét, nói nhảm, hôn mê.

Dấu hiệu bệnh
Triệu chứng của viêm não Nhật Bản

Virus viêm não Nhật Bản có trong các loài gia súc (như lợn, ngựa và chim). Khi muỗi đốt các loài động vật có mang virus. Sau đó đốt người sẽ truyền virus viêm não Nhật Bản sang người. Muỗi truyền viêm não Nhật Bản là muỗi Culex có thói quen hoạt động mạnh vào lúc chập tối. Loại muỗi này có mật độ cao ở vùng đồng bằng, trung du; và là trung gian chủ yếu truyền bệnh viêm não Nhật Bản ở nước ta.

Viêm não Nhật Bản là gì?

Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương ở người lớn và trẻ em. Do virus viêm não Nhật Bản thuộc nhóm B họ Togaviridae, giống Flavivirus gây ra. Virus viêm não Nhật Bản có kích thước 15 – 22 – 50 nanomet. Là loại virus không chịu nhiệt, bất hoạt ở nhiệt độ 56 độ C trong 30 phút; và 2 phút ở nhiệt độ 100 độ C. Virus có thể tồn tại trong thời gian lên đến vài năm ở trạng thái đông lạnh.

Loài động vật mang loại mầm bệnh này thường là gia súc. Như lợn, trâu bò, ngựa,… và chim hoang dã. Muỗi sẽ bị nhiễm virus gây bệnh sau khi hút máu từ các loài động vật bị bệnh. Sau đó truyền sang người thông qua vết muỗi đốt. Vì vậy, dây là một bệnh có ổ dịch thiên nhiên ở khắp nơi.

Cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả

Với viêm não Nhật Bản, hiện chưa có thuốc đặc trị đặc hiệu. Cách phòng tránh hiệu quả nhất là cho trẻ đi tiêm chủng đúng và đủ thời gian. Tiêm mũi 1 khi trẻ đủ 12 tháng. Mũi 2 cách 1-2 tuần sau mũi 1. Mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó, tiêm nhắc lại 3-5 năm một lần đến khi trẻ đủ 15 tuổi.

Hiện nay tại Việt Nam lưu hành 2 loại vắc xin phòng ngừa bệnh là:

  • Jevax (Việt Nam)
  • Imojev (Sanofi Pasteur – Pháp, sản xuất tại Thái Lan)
Phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả
Cha mẹ cho trẻ đi tiêm chủng đúng và đủ

Ngoài ra, theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh, người dân cần chủ động thực hiện thêm các biện pháp sau đây:

  • Vệ sinh môi trường sạch sẽ, định kỳ dọn dẹp nhà ở, làm sạch chuồng gia súc để hạn chế nơi trú đậu của muỗi. Nếu có thể, nên dời chuồng gia súc ra xa nhà, xa nơi vui chơi sinh hoạt của trẻ em, loại bỏ các ổ bọ gậy, bãi nước tồn đọng
  • Nên cho trẻ ngủ mùng để tránh muỗi đốt, thường xuyên sử dụng các biện pháp để phòng chống và tiêu diệt muỗi trong các hộ gia đình.
  • Thực hiện tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch. Việc tiêm chủng vắc xin được áp dụng cho người lớn và trẻ em đủ tuổi (từ 12 tháng tuổi trở lên).

Truy cập xyzden.com để theo dõi thêm nhiều bài viết hay khác nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *