Chế độ dinh dưỡng giúp trẻ nhỏ phòng bệnh và khỏe mạnh mùa dịch

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm do hệ miễn dịch còn non nớt. Để trẻ khỏe mạnh trong mùa COVID-19 và chống lại các bệnh tật, cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng phòng bệnh cho trẻ. Ngoài việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, các bậc cha mẹ cũng nên chú ý giúp con giữ gìn vệ sinh cá nhân, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc để con khỏe mạnh, kháng bệnh trong đợt dịch này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Đảm bảo tuân thủ nguyên tắc chế độ dinh dưỡng chung

Trẻ em trong những năm đầu hệ miễn dịch chưa hoàn thiện; nên có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe rất lớn nếu bị lây nhiễm bệnh. Nhất là những trẻ cân nặng thấp, suy dinh dưỡng hay có bệnh nền, bệnh mạn tính.

Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, các chất sinh năng lượng, vitamin và chất khoáng; theo nhu cầu của mỗi lứa tuổi. Nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng nếu trẻ có suy dinh dưỡng; hay trong giai đoạn phục hồi của bệnh cấp tính. Dinh dưỡng phòng bệnh cho trẻ cần đáp ứng nhu cầu theo lứa tuổi và theo nguyên tắc dinh dưỡng. Nếu trẻ có bệnh nền (nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hóa…).

nguyên tắc chế độ dinh dưỡng chung
Chế độ dinh dưỡng phòng bệnh

Đa dạng thực phẩm, đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm (nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và chất khoáng). Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, ăn chín, uống sôi, quá trình chế biến không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chú ý thực hiện rửa tay thường xuyên, đúng theo hướng dẫn của Bộ Y Tế. Khi chế biến và cung cấp thức ăn, rửa tay trước khi ăn.

Đảm bảo lượng sữa cung cấp cho bé

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì trong sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Ngoài cung cấp các chất mà dinh dưỡng trẻ cần trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ có thể ngăn ngừa dị ứng, bảo vệ chống lại sự nhiễm trùng và nâng cao hệ miễn dịch của trẻ.

Để tận dụng nguồn dinh dưỡng và kháng thể trong sữa mẹ, các bà mẹ hãy cho trẻ bú sữa non ngay sau sinh càng sớm càng tốt. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng để giúp tăng sức đề kháng cho trẻ một cách tốt nhất.

Chuẩn bị thực đơn ăn dặm theo chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Trong giai đoạn trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi, trẻ vẫn tiếp tục bú mẹ và ăn thức ăn bổ sung. Thực đơn ăn dặm của trẻ cần phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm. Cụ thể: nhóm bột đường (chủ yếu từ các loại ngũ cốc); nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ…); nhóm chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật); nhóm vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả tươi…).

thực đơn ăn dặm theo chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Bé ăn dặm

Bổ sung thực phẩm nâng cao hệ miễn dịch

Cần lưu ý bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ tiêu hóa tốt như các loại các loại rau củ, quả chứa nhiều vitamin A C, E. Tăng cường thực phẩm giàu kẽm giúp trẻ ăn ngon, hấp thu tốt, tăng cường hệ miễn dịch…

Nguồn thực phẩm giàu kẽm bao gồm: thịt gia súc, gia cầm, hải sản (hàu, sò, cá, tôm, cua, lươn…). Vitamin A có nhiều trong gan động vật, khoai lang, cà rốt, bí ngô, cà chua, ớt chuông… Vitamin C rất dồi dào trong các loại trái cây họ cam quýt như bưởi, cam, chanh… Vitamin E có trong dầu ăn, các loại hạt như hạt hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng, quả bơ, măng tây, bông cải xanh…

Cho trẻ uống đủ nước, uống thêm sữa bò và ăn thêm sữa chua bổ sung lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *