Chia sẻ bí quyết phòng bệnh quai bị ở trẻ thời điểm giao mùa

Quai bị là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút quai bị gây ra. Hơn 80% các trường hợp quai bị xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, phổ biến nhất là từ 6 đến 10 tuổi. Bệnh quai bị được biết lây qua đường hô hấp. Khi bệnh nhân ho, hắt hơi, khạc nhổ, nói chuyện, vi rút có trong nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng sẽ được phun vào không khí … Người lành hít trực tiếp hoặc hít qua đồ dùng bị nhiễm dịch tiết đường hô hấp của người bệnh, thải ra ngoài sẽ bị bệnh. Vậy đâu là biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ?

Quai bị – căn bệnh nguy hiểm nhưng thường bị lãng quên?

Quai bị là căn bệnh không hề hiếm ở nước ta, theo ghi nhận, mỗi năm ở Việt Nam có hàng ngàn trường hợp mắc quai bị được ghi nhận. Tuy là căn bệnh nguy hiểm, chưa có thuốc đặc trị và có nhiều biến chứng phức tạp nhưng phần đông người dân thường lơ là, chỉ chữa bệnh khi mắc phải chứ không có ý thức cao trong việc phòng ngừa quai bị.

Quai bị là bệnh do virus Paramyxovirus gây nên. Bệnh chỉ xuất hiện ở người, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 6 – 10 tuổi. Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, xuất hiện ở những nơi đông người như: nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể…

Quai bị là căn bệnh không hề hiếm
Dấu hiệu bệnh quai bị

Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi:

  • Hắt hơi hoặc ho.
  • Sử dụng cùng dao kéo và đĩa với một người bị nhiễm bệnh.
  • Chia sẻ đồ ăn thức uống với người bị nhiễm bệnh.
  • Hôn nhau.
  • Một người bị nhiễm bệnh chạm vào mũi hoặc miệng của họ; và sau đó truyền nó lên một bề mặt mà người khác có thể chạm vào như uống chung ly nước…

Triệu chứng của bệnh quai bị

Triệu chứng điển hình của bệnh quai bị là sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng. Sau đó sốt tăng dần lên đến 39,5 – 40 độ C, các tuyến mang tai gần tai bắt đầu sưng lên và đau, làm cho việc nhai và nuốt đau. Có thể kèm một hoặc một số triệu chứng: viêm tinh hoàn (ở nam giới, khoảng 20 – 30%) hoặc viêm buồng trứng (nữ giới, khoảng 5%), viêm màng não vô khuẩn, viêm tụy, viêm khớp, viêm thận, viêm tuyến giáp.

Viêm tinh hoàn do quai bị hay gặp nhất ở lứa tuổi dậy thì và thanh thiếu niên mới trưởng thành. Đặc điểm nổi bật của viêm tinh hoàn là thường xảy ra một bên (ít gặp viêm 2 bên). Tinh hoàn sưng to, đau, mật độ chắc, da bìu bị phù nề, căng, bóng, đỏ.

Đa số các trường hợp đều tự hồi phục không có biến chứng. Tỷ lệ chết do quai bị rất thấp, không vượt quá 1/100.000 dân, thường xảy ra ở các trường hợp nặng, có viêm não – màng não hoặc viêm nhiều tuyến. Tuy nhiên, ở phụ nữ có thai bị quai bị có thể bị sảy thai, đẻ non, ở nam giới tuổi trưởng thành; nếu viêm tinh hoàn nặng cả 2 bên có thể dẫn đến vô sinh.

Tình hình bệnh tại Đồng Nai

Theo chia sẻ của bác sĩ Hồ Thị Hồng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai; ở nước ta, bệnh quai bị có thể xảy ra quanh năm. Tuy nhiên, thường gặp vào các tháng mùa mưa, khí hậu mát, ẩm; giúp cho bệnh quai bị có thể lan truyền mạnh hơn. Bệnh có thể gây thành dịch trong nhóm trẻ em đi nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc đến trường phổ thông. Cũng có thể gặp trên nhóm trẻ lớn hoặc thanh niên và người lớn tuổi với tỷ lệ thấp hơn.

bệnh quai bị
Đối tượng mắc bệnh quai bị

Tại Đồng Nai, với khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có 2 mùa gồm mùa khô và mùa mưa. Thời điểm tháng 4 – 5 là thời điểm giao mùa, từ mùa khô sang mùa mưa. Khí hậu khô nóng chuyển sang mát ẩm. Đây là môi trường thuận lợi cho virus gây bệnh quai bị phát triển mạnh và lây lan. Bên cạnh đó, bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu; phương pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng. Tăng cường dinh dưỡng, phát hiện và xử trí sớm các biến chứng. Chính vì thế, chủ động phòng bệnh rất quan trọng.

Biện pháp phòng chống bệnh quai bị hiệu quả

Để chủ động phòng chống bệnh quai bị, người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Tiêm vaccine phòng bệnh quai bị: Đây là biện pháp dự phòng chủ động có hiệu quả nhất đối với bệnh nhân. Vaccine quai bị rất quan trọng cho những trẻ dậy thì; thiếu niên và người trưởng thành chưa có miễn dịch. Có thể tiêm vaccine quai bị sớm cho trẻ từ 12 tháng tuổi. Trường hợp tiếp xúc với người mắc quai bị mà chưa tiêm vaccine phòng ngừa; thì cần phải tiêm ngay trong vòng 72 giờ để có thể bảo vệ bản thân tránh lây nhiễm.
  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng, bảo đảm vệ sinh nhà ở, lớp học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Đặc biệt là đường hô hấp, thường xuyên đeo khẩu trang. Để tránh những viêm nhiễm gây nên bệnh.
  • Khi nhà có người bị bệnh phải cho nghỉ tại nhà để cách ly (khoảng 10 ngày). Tránh lây lan cho người khác.
  • Khi có triệu chứng nghi ngờ bị bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử trí kịp thời. Đặc biệt là với những trường hợp bị khó nuốt, khó thở, viêm tinh hoàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *