Chia sẻ một số biện pháp phòng bệnh vào mùa nồm

Thời tiết mùa xuân mưa nhiều, nồm, ẩm, thấp ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh, vi rút, nấm mốc phát triển… đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân và trẻ nhỏ. Vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh cho bé trong những ngày ẩm ướt kéo dài, bạn phải chăm sóc bé thật tốt, thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bé không mắc bệnh. Đặc biệt là những trẻ bị dị ứng với thời tiết. Độ ẩm thấp cũng tạo điều kiện cho các loại vi rút gây bệnh đường hô hấp, sốt phát ban, sởi, thủy đậu, rubella phát triển gây bệnh, ngoài ra còn có các triệu chứng cảm lạnh, cúm.

Nguy cơ của các loại bệnh mùa nồm

Miền Bắc đang bước vào giai đoạn thời tiết đặc trưng của mùa xuân, đó là buổi sáng hay có mưa phùn, buổi trưa ấm áp hơn, nhưng chiều tối lại chuyển lạnh. Vì vậy trẻ em do sức đề kháng kém rất dễ ốm, đặc biệt là những trẻ có cơ địa dị ứng với thời tiết.

Nếu không điều trị sớm, virus vào phổi có thể gây suy hô hấp rất nhanh. Các nấm mốc, vi nấm rất phát triển khi trời nồm ẩm, lơ lửng trong không khí, bám vào quần áo, sách vở, chăn chiếu… rất dễ bị dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp gây bộc phát cơn hen suyễn nếu dị ứng với bụi nhà. Trời nồm ẩm, nên thực phẩm, thức ăn không bảo quản đúng cách cũng dễ bị ôi thiu, khi trẻ ăn phải sẽ gặp các rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy… Trời nồm, trẻ có thể ra nhiều mồ hôi vào ban đêm, khó ngủ hơn, nên sức đề kháng cũng kém hơn và dễ ốm.

sức đề kháng kém
Bé bị bệnh vào mùa nồm

Cách tốt nhất để trẻ không bị mắc các bệnh trong mùa nồm là cần có những giải pháp để phòng bệnh đúng cách, bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh trong kiểu thời tiết khó chịu này.  Các bậc cha mẹ cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Tuân thủ chế độ sinh hoạt khoa học mùa nồm

Nên tập cho trẻ chế độ sinh hoạt khoa học như ngủ đúng giờ và đủ giấc. Khuyến khích trẻ tập thể dục hàng ngày, cho trẻ nhỏ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời 15 phút mỗi buổi sáng sớm hoặc xế chiều. Vệ sinh cơ thể, tay chân cho trẻ thật sạch sẽ trước và sau mỗi bữa ăn, sau khi đi ra đường về, sau khi đi vệ sinh… Khi trẻ ra khỏi nhà, nên đeo khẩu trang (với trẻ trên 2 tuổi) để phòng bệnh.

Tạo môi trường sống sạch, vệ sinh nhà cửa, giữ sạch môi trường sống cũng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Các gia đình nên sử dụng máy hút ẩm để tạo độ khô ráo, sấy thật khô quần áo để tránh tạo điều kiện nấm mốc phát triển. Trong mỗi gia đình, không nên dùng thảm trải nhà. Nếu có thảm thì phải thường xuyên hút ẩm, làm sạch, tránh nguy cơ mắc các bệnh ngoài da như dị ứng, viêm da.

Để tránh cho trẻ không bị muỗi đốt, làm phiền giấc ngủ của trẻ; các mẹ phải luôn cho bé mặc quần áo dài tay. Đặc biệt là vào buổi tối và dùng thuốc chống muỗi trong phòng của trẻ. Ngoài ra, cũng nên thoa kem chống muỗi cho trẻ theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ nhi khoa. Có thể lắp màn chống muỗi chỗ giường ngủ của bé khi bé ngủ; hay thiết kế lưới chống muỗi vào cửa sổ và cửa ra vào để tránh muỗi xâm nhập.

Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ

Cần giữ ấm bụng cho trẻ. Trẻ bị lạnh bụng dễ gây đau bụng, bị tiêu chảy hoặc các triệu chứng khác, hạn chế ra ngoài trời, tiếp xúc với nóng – lạnh đột ngột. Trẻ vừa ngủ dậy không nên cho trẻ ra ngoài ngay, mặc đủ áo để thích ứng với thời tiết bên ngoài. Nếu xung quanh có người sổ mũi, hắt hơi hay mắc bệnh, cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc.

mùa nồm
Giữ ấm cho trẻ

Đảm bảo bàn chân trẻ luôn sạch sẽ và khô ráo mùa nồm

Gan bàn chân thường là nơi dễ bị ảnh hưởng khi ở môi trường lạnh, tác động đến hô hấp, tuần hoàn và suy giảm sức khỏe. Hãy cho trẻ đi tất, giày ấm. Trước khi ngủ cần rửa sạch và ngâm chân trong nước ấm, lau khô để ngừa cảm lạnh. Tránh để trẻ bị ướt chân vì mưa lạnh, làm khô ngay để tránh cảm lạnh. Không cho trẻ dầm mưa, không đi chân đất, tắm quá lâu hoặc mặc quần áo ẩm ướt khi trời nồm.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học

Cần chú ý cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, cân bằng và đầy đủ các dưỡng chất, vi chất, vitamin cần thiết. Ăn chín, uống sôi để tránh mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Hạn chế tối đa việc cho trẻ ăn đồ tái, sống, sử dụng tay để cầm thực phẩm khi ăn. Cha mẹ cần lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; nên cho ăn thêm hoa quả, rau xanh, tránh ăn nhiều chất béo.

Giữ gìn cơ thể bé sạch sẽ

Thường xuyên tắm rửa cho trẻ là bước quan trọng nhất khi chăm sóc trẻ nhỏ mùa mưa, nồm. Để virus không có cơ hội tấn công bé. Các mẹ cũng nên đặt vào lưng trẻ tấm khăn xô để thấm mồ hôi. Nếu sờ thấy lưng trẻ ướt thì lau lưng và rút khăn ướt ra. Thay khăn khô vào để trẻ không bị mồ hôi làm nhiễm lạnh và luôn sạch sẽ, khô ráo. Vào ban đêm trẻ hay ra mồ hôi, nên có sẵn vài chiếc khăn mềm thấm nước lau mồ hôi. Lau kỹ nơi ra nhiều mồ hôi nhất như: vùng đầu, lưng, gáy, lòng bàn tay, gan bàn chân. Ngoài ra, các mẹ nên tắm cho trẻ với loại xà phòng; hoặc sữa tắm trẻ em có tính sát khuẩn nhẹ hằng ngày. Để giúp trẻ tránh nhiễm phải các vi khuẩn gây bệnh.

chăm sóc trẻ nhỏ mùa mưa, nồm
Mẹ tắm cho bé

Lưu ý: Cần để ý những sự bất thường của trẻ như ho, sốt cao, phát ban, quấy khóc kéo dài, mọc mụn nước, sổ mũi… Để đưa đến ngay các cơ sở y tế điều trị kịp thời. Đặc biệt là phải đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; các loại vắc-xin phòng bệnh theo Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Đừng trĩ hoãn việc thăm khám vào mùa nồm

Trong bối cảnh hiện nay vẫn diễn ra dịch COVID-19, BS. Điền lưu ý, chúng ta không nên chỉ mải mê phòng chống dịch COVID-19; mà quên đi phòng các bệnh theo mùa, sẽ tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh khác. Nhất là dịch sốt xuất huyết Dengue. Đây là bệnh lưu hành hàng năm.

Thực tế, hầu hết các bệnh virus đều có diễn biến cấp tính (sốt cao đột ngột trong 1-2 ngày đầu, đau đầu, đau mỏi người…). Nếu không vệ sinh cơ thể tốt có thể dẫn tới bội nhiễm vi khuẩn khiến bệnh lâu khỏi. Thậm chí diễn biến nặng hơn. Vì vậy, khi mắc bệnh, người dân nên nghỉ ngơi, ăn uống điều độ; đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp. Tránh tự mua thuốc về nhà để điều trị.

Theo thống kê, 4 năm 1 lần dịch sẽ bùng phát mạnh ở miền Bắc với số ca mắc gia tăng. Năm nay đúng với chu kỳ đó nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch. Cùng với đó là bệnh tay chân miệng sẽ có nguy cơ bùng phát vào mùa hè tới; nếu không có các biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Hiện nay ở TP.HCM, số ca mắc tay chân miệng đã tăng cao. Vì vậy cần thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên, giữ vệ sinh sạch sẽ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *