Chia sẻ phương pháp ngăn ngừa bệnh sởi hay bùng phát ở trẻ em

Sởi là một loại bệnh truyền nhiễm phổ biến, gây thành dịch ở trẻ em xảy ra quanh năm nhưng phổ biến vào các tháng mùa đông và xuân. Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi họng của người bệnh . Bệnh sởi rất dễ lây và chỉ có thể ngăn chặn sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng nếu đạt được> 95% miễn dịch bảo vệ đặc hiệu trong cộng đồng. Dịch thường diễn ra theo chu kỳ, thời hạn 3-5 năm.

Trước thông tin bệnh sởi bùng phát ở trẻ em tại một số tỉnh, thành phố khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Tình hình bệnh sởi trong nước hiện nay như thế nào? Các yếu tố nguy cơ có làm tăng số ca mắc bệnh không? Làm thế nào bạn có thể ngăn ngừa bệnh sởi một cách hiệu quả? Tất cả đều sẽ có trong bài viết này của trang xyzden.com.

Thực trạng bệnh ở trong nước

Cuộc điều tra dịch tễ về bệnh sởi

Tất cả những người chưa bị mắc bệnh sởi hoặc chưa được gây miễn dịch đầy đủ bằng vắc xin sởi; đều có cảm nhiễm với bệnh sởi. Bệnh sởi là loại bệnh lành tính. Nhưng có khả năng gây suy giảm miễn dịch rất nhanh; nên trẻ mắc bệnh rất dễ mắc các căn bệnh kèm theo như khác như viêm phổi, tiêu chảy…. và có thể diễn biến nặng hoặc tử vong do những căn bệnh cơ hội này. Việt Nam triển khai thành công chương trình Tiêm chủng mở rộng; từ năm 1984 đến năm 2012: tỷ lệ mắc bệnh sởi giảm 830 lần.

Theo kết quả giám sát của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương: Bệnh sởi xuất hiện trở lại cuối năm 2013 sau 3 năm không có dịch. Tại Hà Nội phân bố rải rác tại 36 phường của 9 quận (Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Đống Đa, Ba Đình, Long Biên, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Hà Đông). Không chỉ tại Hà Nội, từ đầu năm 2014 đến nay, bệnh sởi còn xảy ra ở Lào Cai, Sơn La, Yên Bái và Thành phố Hồ Chí Minh trong đó chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi.

 bệnh sởi
Tình hình bệnh sởi trong nước

Cũng theo điều tra dịch tễ cho thấy khoảng 80% bệnh nhân chưa được tiêm phòng. Bệnh xảy ra ở những trẻ chưa được tiêm, hoặc đã được tiêm một mũi lúc 9 tháng tuổi, hoặc đã được tiêm mà vì một lý do nào đó trẻ không có đáp ứng miễn dịch tốt, hoặc trẻ nhỏ sinh ra từ những bà mẹ mà trước đó chưa được tiêm vắcxin sởi hay chưa từng mắc sởi.

Tại các vùng sâu, vùng xa

Bên cạnh đó các tỉnh miền núi phía Bắc có nguy cơ cao xuất hiện dịch do giáp với Trung Quốc; là quốc gia đang có dịch sốt phát ban nghi sởi lưu hành. Vấn đề tiêm phòng ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Do địa bàn rộng và giao thông không thuận lợi, điều tra nhanh các ca bệnh tại tỉnh Yên Bái cho thấy; chỉ có khoảng 20% được tiêm vắc xin đầy đủ. Do đó, trong thời gian tới dịch có thể xuất hiện rải rác tại các tỉnh miền núi và các tỉnh vùng sâu, vùng xa.

Tại các vùng sâu, vùng xa 
Tỷ lệ mắc bệnh sởi

Tuy nhiên trước tình hình hiện nay chuyên gia dịch tễ học khẳng định; tình hình bệnh sởi hiện không có gì đáng lo ngại vì vắcxin sởi đã được triển khai từ nhiều năm nay với tỷ lệ cao. Do đó đa số trẻ đã có miễn dịch. Trong thời gian qua dịch xảy với quy mô nhỏ; tản phát, rải rác ở một số tỉnh và đã được kiểm soát sau một thời gian ngắn.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh sởi ở trẻ hiệu quả

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên. Tiêm vắc xin sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi. Mũi thứ hai được tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi.

Không có vắc xin nào có hiệu qủa bảo vệ 100%. Nếu trẻ được tiêm một mũi vắc xin sởi lúc 9 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vắc xin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%. Sau khi mắc sởi xong hoặc sau khi được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng; thì có miễn dịch có thể bền vững suốt đời. Các bà mẹ phải thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của cán bộ y tế khi đưa trẻ đi tiêm chủng.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh sởi
Tiêm vắc-xin cho trẻ

Khi trẻ mắc bệnh:

Trẻ cần tăng cường dinh dưỡng đầy đủ để phòng suy dinh dưỡng; tăng cường vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân cho trẻ tránh mắc bệnh cơ hội. Trẻ mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh sởi phải được cách ly, nghỉ học; và không đến nơi tập trung đông người để tránh lây lan trong cộng đồng. Cha mẹ và người chăm sóc nên chú ý đưa trẻ đến bệnh viện; khi trẻ có sốt phát ban và kèm theo ho.

Chăm sóc và điều trị bệnh tại nhà

Hiện nay, bệnh sởi chưa có điều trị đặc hiệu. Nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà. Với trẻ nhỏ, cần chú ý không cho trẻ bị bệnh tiếp xúc với trẻ lành. Trẻ bị sởi phải nghỉ học để tránh lây lan cho trẻ khác trong lớp học, trong trường.

  • Uống thuốc hạ sốt khi sốt từ 38,5 độ C trở lên, nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% , bổ sung vitamin A để dự phòng thiếu vitamin A, giúp bảo vệ mắt nhưng phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Vệ sinh thân thể, thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ.
    Không kiêng khem trong chế độ ăn. Đảm bảo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Tăng cường các loại hoa quả có màu đỏ, màu cam, uống nhiều nước.
  • Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc. Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý, chế biến thức ăn: mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Thời gian người bệnh cần cách ly là từ lúc nghi mắc sởi cho đến ít nhất 5 ngày sau khi bắt đầu phát ban.
  • Trong thời gian chăm sóc và điều trị tại nhà, người bị sởi có các dấu hiệu bất thường như xuất hiện sốt lại, ho nhiều hơn và có đờm, có biểu hiện chói mắt hoặc có các biểu hiện bất thường khác… thì cần đưa đến cơ sở y tế để được khám lại và xử trí kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *