Đôi nét về ngôi chùa Ghositaram đẹp nhất Đồng bằng Sông Cửu Long

Chùa Ghositaram là một điểm nhấn quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng Phật giáo. Đây được xem là một trong những ngôi chùa Khmer có không gian, kiến trúc đẹp nhất Đồng bằng Sông Cửu Long. Vẻ đẹp của ngôi chùa này được ví như một Thái Lan thu nhỏ giữa lòng Bạc Liêu. Du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh đẹp khi đến đây. Với lối kiến trúc độc đáo, chùa không chỉ là nơi cúng viếng mà còn là điểm tham quan hấp dẫn du khách khi du lịch Bạc Liêu. Hãy cùng xyzden.com khám phá ngôi chùa có kiến trúc cực đẹp này nhé!

Đường đến chùa Ghositaram

Đường đến chùa Ghositaram
Chùa Ghositaram có lối kiến trúc độc đáo

tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi (tỉnh Bạc Liêu). Cách trung tâm TP Bạc Liêu chừng 5km. Khi đi từ hướng trung tâm TP Bạc Liêu về xã Hưng Hội cách từ xa nhiều km, khách đã có thể thấy ngôi chùa. Đỉnh chùa với những mái cong, họa tiết vươn cao lên trời. Khi đến chùa, khách sẽ không khỏi choáng ngợp trước lối kiến trúc độc đáo, nhiều màu sắc đẹp mắt của ngôi chùa Khmer này. Chùa có chánh điện, nhà lưu giữ hài cốt, nhà Phật niết bàn… Tất cả đều có những kiến trúc vẻ đẹp riêng, vừa toát lên vẻ tôn nghiêm nhưng cũng vừa gần gũi.

Lịch sử xây dựng chùa Ghositaram

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đây là ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer. Chùa được xây dựng vào năm 1860 và được tổ chức lễ khánh lần đầu năm 1872. Sau hơn 150 năm, chùa Ghositaram xuống cấp. Do đó, Ban trụ trì chùa cho xây mới chánh điện vào cuối năm 2001. Sau khoảng 10 năm xây dựng, chánh điện chùa được khánh thành vào giữa năm 2010. Chánh điện chùa có diện tích hơn 400m2, cao khoảng 40m. Trên đó có nhiều nét chạm trổ điêu khắc, đắp nổi tranh tượng phù điêu, hoa văn với những họa tiết mang giá trị nghệ thuật cao.

Lịch sử xây dựng chùa Ghositaram
chùa Ghositaram là ngôi chùa Khmer có không gian, kiến trúc đẹp bậc nhất ở Bạc Liêu

Chùa Ghositaram có thể được xem là một trong những ngôi chùa Khmer có không gian, kiến trúc đẹp bậc nhất ở Bạc Liêu nói riêng, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung. Những hoa văn, phù điêu trang trí của chùa mang đậm dấu ấn Angkor. Từ họa tiết hình cánh sen với những đường cong dịu dàng, thanh thoát đến hình hoa thị mạnh mẽ, cân đối. Tất cả luôn hiện hữu trên từng ô cửa, hàng hiên. Nhìn từ xa, tòa chánh điện to lớn hiện lên rực rỡ với tông màu đỏ – vàng. Đặc trưng của các ngôi chùa Khmer. Mái chùa được cấu trúc thành nhiều tầng, lớp chồng lên nhau. Tạo ra khoảng không gian cao vút giữa trời xanh.

Giá trị văn hóa của chùa đối với người Kmer

Giá trị văn hóa của chùa đối với người Kmer
Chùa được trang trí bằng những bức tượng có họa tiết lạ mắt

Chùa đối với người Khmer mang một tình cảm sâu sắc. Mỗi giai đoạn trong đời người của người Khmer đều gắn với chùa; không kể già, trẻ, trai, gái hay giàu nghèo. Mọi người dân Khmer đều đến chùa và gắn bó với nhà chùa. Bên cạnh đó, các hoạt động chính trị – xã hội khác cũng thường được tổ chức tại chùa. Thậm chí, mỗi khi gia đình có bất hóa, mâu thuẫn, người Khmer cũng đến chùa nhờ sự giúp đỡ, giải quyết. Mọi tâm tư, nguyện vọng của đồng bào đều được gửi gắm vào chùa. Chùa trở thành chỗ dựa tinh thần của đồng bào, góp phần tạo nên sự ổn định niềm tin của đồng bào đối với đạo Phật. Tình yêu quê hương, đất nước từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *