Hướng dẫn các mẹ bổ sung chất béo đúng cách cho con nhỏ

Nhiều bậc cha mẹ biết rằng chất béo rất quan trọng đối với sự phát triển của bé, nhưng dù quan trọng đến đâu thì không phải chất béo nào cũng tốt, hay cách thức bổ sung chất béo cho bé ăn dặm là đúng. Nhiều bà mẹ băn khoăn không biết có nên sử dụng chất béo trong thức ăn cho con vì sợ chất béo sẽ gây béo phì hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngay từ khi bắt đầu cho bé ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn đa dạng, đủ mùi vị và đặc biệt là chất béo.

Tầm quan trọng của chất béo đối với trẻ ăn dặm

Tầm quan trọng của chất béo đối với trẻ ăn dặm
Vai trò của chất béo với sự phát triển của bé

Chất béo đóng vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày của người lớn và trẻ nhỏ. Vì ngoài việc cung cấp năng lượng với mức độ đậm đặc, nó còn giúp hòa tan nhiều loại vitamin tan trong dầu như A, D, E và các khoáng chất Canxi, Sắt, Kẽm…, hình thành tế bào mô và giúp cơ thể điều hòa được hoạt động. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất béo còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển thể chất và não bộ của trẻ nhỏ. Khi bé 1 tuổi thì não bộ của bé mới phát triển bằng 75% não người lớn. Vì vậy mà trong giai đoạn này, bé cần 1 lượng chất béo đủ cho sự phát triển trí não.

Đặc biệt các loại chất béo không bão hòa poly là Docosahexaenoic (Omega 3-DHA) và Arachadonic (Omega 6 -ARA) rất cần cho bé. Mà cả hai loại này cơ thể các bé dưới 1 tuổi có sự tổng hợp rất ít. Thậm chí, nếu trẻ thiếu Omega-3 DHA thì não bộ của trẻ có thể bị khiến khuyết.

Hơn nữa, các chất béo không no dạng poly là Linoleic (Omega 6 – LA) và Alpha-linolenic (Omega 3 – ALA) là những loại chất béo chỉ có thể tìm thấy từ thực phẩm; cơ thể các bé không thể tự tổng hợp. Nếu trong giai đoạn ăn dặm, trẻ bị thiếu hụt chất béo khiến trẻ có thể biếng ăn, hấp thu kém… Vì vậy ba mẹ cần chú ý đến việc bổ sung chất béo vào thức ăn dặm của bé.

Phân biệt các loại chất béo

Có rất nhiều cách để phân loại chất béo như phân loại theo nguồn gốc (chất béo có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật, phân loại theo cách chế biến (chiết xuất hay tinh luyện). Phân loại theo tính chất thì chất béo gồm 2 loại:

  • Loại có thể nhìn thấy được bằng mắt thường: dầu thực vật, mỡ động vật, bơ. Chất béo có nguồn gốc từ động vật chủ yếu là saturated fat (chất béo bão hòa). Chất béo từ thực vật là dạng chắt béo mono và poly không bão hòa, như linoleic và alpha-linolenic. Riêng chất béo trong thịt 1 số động vật như cá hồi, thu, lươn, cá chép thì giàu chất béo không bão hòa poly cần cho não bộ như omega-3 DHA.
  • Loại không thể nhìn thấy bằng mắt: những chất béo trans fat nằm trong các loại thực phẩm làm sẵn như bánh qui, gà rán, đồ hộp.

>> Xem nhiều thông tin hay tại xyzden.com nhé.

Loại chất béo cần thiết cho bé

Loại chất béo cần thiết cho bé
Một số loại chất béo rất cần thiết cho trẻ em

Theo chuyên gia dinh dưỡng, ba mẹ nên bổ sung chất béo sau vào thức ăn dặm của bé:

  • Chất béo có nguồn gốc thực vật giàu chất béo không bão hòa mono và poly như dầu oliu; dầu đậu nành; hạt ăn dặm.
  • Chất béo có nguồn gốc động vật giàu chất béo không bão hòa poly cần cho não bộ như cá hồi, thu, chép, lươn.
  • Tuy nhiên, ba mẹ không nên cho những chất béo sau vào thức ăn dặm của bé:
  • Chất béo bão hòa có nguồn gốc động vật như chất béo trong thịt gà (da gà hay mỡ gà), mỡ lợn, mỡ bò.
  • Chất béo không nhìn thấy trans fat từ bánh qui; thức ăn đồ hộp làm sẵn, gà rán, KFC, bánh snack.

Bí quyết bổ sung mà các mẹ nên biết

Mẹ thêm dầu vào thức ăn ăn dặm của con không quá 5ml/ngày; và không quá 4 ngày/tuần. Tuy chất béo rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Nhưng ba mẹ tránh lạm dụng, không nên bữa nào, ngày nào cũng nêm dầu ăn cho bé. Ba mẹ cũng không nên cho con ăn quá nhiều loại dầu ăn (mỗi bữa một loại dầu ăn khác nhau).

Mẹ lưu ý trong quá trình chế biến thức ăn, hầu hết các chất béo không bão hòa rất dễ bị mất khi gặp nhiệt độ cao. Nên mẹ hãy nêm dầu ăn vào bột ăn dặm của trẻ khi chuẩn bị hoặc đã bắc khỏi bếp. Khi mẹ chế biến các đồ chiên, rán với dầu ăn thì không cần nêm thêm dầu ăn vào các thức ăn khác trong bữa ăn đó nữa. Hoặc, khi bữa ăn đã có cá hồi/thu/chép/lươn thì không cần chiên hoặc thêm dầu vào thức ăn nữa. Cũng không nên cho bé ăn quá 2-3 ngày cá trên trong một tuần.

Các bé dưới 2 tuổi cần sử dụng ít chất béo

Các bé dưới 2 tuổi cần sử dụng ít chất béo 
Tại sao nên hạn chế chất béo với trẻ dưới 2 tuổi?

Khi bé bước vào tuổi tập đi, bé nên được ngồi vào bàn ăn với mọi người. Cùng ăn những loại thực phẩm mà các thành viên của gia đình đang ăn; và uống nước từ ly thay vì bình. Đừng quên khi gần tới sinh nhật đầu tiên, sẽ khó để bé chịu ăn nhiều món mới. Tuy nhiên, bé cũng có thể thích hoặc không thích một món ăn chỉ trong vài ngày. Ngày hôm trước, bé có thể ít quan tâm đến việc ăn uống; rồi ngày hôm sau lại ăn uống như thể bị bỏ đói. Đây là điều chúng ta mong đợi, nó cho bé cơ hội học cách nhận biết và đáp ứng các tín hiệu đói. Bạn cần biết nhu cầu và khẩu vị là rất khác nhau; và nên cho phép bé chọn lựa lượng thức ăn của mình.

Một khi con lên 2 tuổi, bạn có thể dần dần bắt đầu giảm lượng chất béo trong chế độ ăn uống của bé. Đây cũng là lúc nên cho bé chuyển sang uống sữa ít béo. Bạn có thể tìm các sản phẩm ít béo từ sữa như sữa chua và các chế phẩm khác. Tuy nhiên, chất béo vẫn quan trọng đối với sự phát triển trong giai đoạn trước tuổi đi học của trẻ. Vì thế chưa nên chuyển sang các sản phẩm không béo vào lúc này. Nếu bạn lo lắng con đang tăng cân quá nhiều. Nên trao đổi với bác sĩ trước khi thay đổi chế độ dinh dưỡng của bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *