Làm gì để phòng và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh thủy đậu hiệu quả?

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do vi rút varicella-zoster gây ra và có thể thành dịch. Virus gây bệnh thủy đậu chủ yếu lây lan qua đường hô hấp (hoặc không khí), nếu người không bị bệnh dính phải những giọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi, hắt hơi hoặc những giọt nước bắn ra từ những bóng nước trên người bệnh sẽ bị nhiễm bệnh. Bóng nước vỡ ra lây lan từ vùng da bị tổn thương hoặc vết loét của người bệnh. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai nếu không may mắc bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi qua nhau thai. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết cách phòng ngừa bệnh này cũng như ngăn ngừa sự lây lan.

Các triệu chứng bệnh

Biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ. Xuất hiện những “nốt đậu” trong vòng 12 – 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước, mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể. Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 – 10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ.

Bệnh thủy đậu có biến chứng

Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt đậu, viêm mô tế bào, viêm gan… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

Bệnh thủy đậu
Bệnh cũng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm

Viêm phổi do thủy đậu, ít khi xảy ra hơn, nhưng rất nặng và rất khó trị. Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh. Bệnh thủy đậu ở người lớn thường nặng hơn trẻ em.

Cách chăm sóc người mắc bệnh

Cách ly người bệnh đến khi khỏi hẳn (thời gian cách ly là khoảng 7 đến 10 ngày). Cho người bệnh nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời. Vệ sinh cá nhân, bôi thuốc Miliang lên các “nốt đậu”. Đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Để phòng lây lan bệnh thủy đậu trong cộng đồng; người lớn mắc bệnh phải nghỉ làm tránh tiếp xúc với người khác. Trẻ nhỏ mắc bệnh phải nghỉ học từ 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh; cho đến khi các nốt bọng nước khô vảy hoàn toàn. Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng như khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa; vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 9/. Đồng thời tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòng ở của người bệnh. Vệ sinh đồ vật nhiễm mầm bệnh hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.

Phòng ngừa bệnh thủy đậu

Biện pháp chủ động để phòng ngừa bệnh thủy đậu hữu hiệu nhất là chủng ngừa. Chủ động để phòng ngừa bệnh, đó là chủng ngừa bằng vắc-xin. Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi. Tiêm 1 liều và liều thứ 2 nên tiêm thêm cách liều thứ nhất 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 – 6 tuổi. Để gia tăng hiệu quả phòng bệnh và giảm việc mắc bệnh thuỷ đậu trở lại. Mặc dù trước đó đã tiêm phòng. Đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn; tiêm 2 liều cách nhau tốt nhất là sau 6 tuần.

Phòng ngừa bệnh thủy đậu
Tiêm ngừa bệnh với vắc-xin

Tất cả những người chưa bị mắc bệnh hoặc chưa được tiêm vắc xin đều có thể mắc bệnh. Thông thường người lớn mắc bệnh nặng hơn ở trẻ em. Mọi người đều phải chủ động phòng bệnh thủy đậu bằng cách tránh tiếp xúc với người bị bệnh và tiêm vắc xin phòng bệnh. Không tiêm vắc xin thủy đậu khi đang sốt hoặc bị bệnh nhiễm khuẩn cấp tính; người mẫn cảm với các thành phần của vắc xin; người bị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải hay phụ nữ đang mang thai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *