Lưu lại 3 cách chế biến nộm sứa ngon có thể bạn chưa biết

Nộm sứa có thể dùng làm món khai vị hoặc ăn với cơm cũng rất ngon, từng miếng sứa trong, giòn, thấm vị chua ngọt của chanh đường hấp dẫn người thưởng thức.

Sứa là động vật không xương sống sống ở biển hoặc nước mặn. Sứa sống chứa nhiều độc tố và khi chạm vào người sẽ có phản ứng dị ứng. Nọc độc của sứa, thường tập trung ở các xúc tu, sử dụng các tế bào đốt được gọi là tế bào tuyến trùng. Các tế bào này đều rất nhỏ và độc hại. Một số loài sứa có tới hàng triệu tế bào tuyến trùng trong các xúc tu của chúng, được sử dụng khi sứa bắt mồi và tự bảo vệ mình. Vì vậy, khi ăn sứa bạn cần phải cẩn thận.\

Dưới đây là 3 cách chế biến nộm sứa và những nguy cơ ngộ độc sứa bạn cần biết.

3 cách làm nộm sứa ngon nhất

3 cách làm nộm sứa ngon nhất
Cách làm nộm sứa ngon nhất

Nộm sứa xoài xanh

Sứa biển chế biến được khá nhiều món ngon như lẩu sứa, bún sứa, gỏi sứa. Sau đây là món nộm sứa xoài xanh.

Đây là một gợi ý hay cho những bà nội trợ bận rộn hay những ông bố không khéo tay lắm cũng có thể tự làm được cho mình một đĩa mồi.

Nguyên liệu

– Nộm sứa: 200gr/túi đã ngâm sẵn gia vị bán rất nhiều trong các siêu thị

– Xoài xanh: 1 quả

– Cà rốt: 1 củ

– Hạt điều hoặc lạc (đậu phộng)

– Nước chấm theo tỉ lệ: 2 nước mắm : 2 dấm : 1 đường

– Tỏi, ớt

– Rau thơm, rau mùi, kinh giới

Cách làm

– Cắt túi sứa, đổ sứa ra một cái rây cho ráo nước

– Xoài, cà rốt bào sợi, bóp qua với chút muối cho ra bớt nước rồi vắt nhẹ

– Các loại rau nhặt rửa sạch

– Hạt điều hoặc lạc rang chín, bỏ vỏ rồi giã dập

– Pha nước trộn gỏi theo tỉ lệ như trên. Tỏi bóc vỏ, ớt bỏ hạt băm nhỏ rồi cho vào nước trộn gỏi

– Cho sứa, xoài, cà rốt vào tô, rưới nước trộn gỏi vào trộn đều để 10ph cho ngấm

– Trước khi ăn trộn rau vào, rắc hạt điều/lạc lên trên

Mách nhỏ: Thường thì các món gỏi trộn hay đi kèm với lạc rang, tuy nhiên hãy thử thay bằng hạt điều một lần nhé.Vị bùi, giòn của hạt điều chắc chắn sẽ khiến món gỏi trở nên ngon hơn, lạ miệng hơn.

>>> Tham khảo thêm chuyên mục ẩm thực gia đình

Nộm sứa hoa chuối

Nguyên liệu

 – Sứa: 300 gram (chọn mua sứa đã được sơ chế và đóng túi sẵn).

– Hoa chuối: 1/2 cái.

-Tai lợn: 1/2 cái

– Xoài xanh chua: 1 quả

– Cà rốt: 1 củ.

– Các loại rau thơm: Mùi tàu, kinh giới, húng thơm…

– Chanh, ớt, riềng….

– Vừng, lạc.

– Muối, đường, mì chính…

Cách làm nộm sứa hoa chuối

Cách làm

Bước 1: Sơ chế sứa và tai lợn

– Đầu tiên bạn cắt bỏ túi sứa và trút ra một cai rổ cho ráo nước, tiếp theo rửa qua một hai lần với nước lạnh, cuối cùng trần với nước sôi tầm 5 -10 phút để sứa hết mùi tanh. Sau đó vớt ra để thật ráo nước.

-Tai lợn rửa sạch cho vào nồi luộc chín sau đó đem ngâm ngay vào nước lạnh cho giòn, sau đó thái thật mỏng.

Bước 2: Sơ chế các loại rau gia vị kèm theo

– Hoa chuối bạn thái sợi nhỏ và mỏng sau đó đem ngâm vào một chậu nước có chứa nước gạo, dấm ăn và muối để hoa chuối được giòn và trắng. Tiếp theo bạn vớt hoa chuối ra và rửa lại nhiều lần cho sạch rồi vắt khô.

– Xoài xanh và cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và đem bào thành sợi nhỏ vừa để tăng thêm gia vị vừa giúp món ăn hấp dẫn hơn.

– Riềng cạo vỏ rửa sạch sau đó đem giã thật nhỏ cho thơm. Giã riềng sẽ làm món ăn của bạn thơm, các miếng riềng mềm hơn so với việc cho vào máy xay sinh tố để xay.

– Vừng, lạc bạn rang riêng từng loại sau đó vò cho hết vỏ rồi đập dập để tăng hương vị cho món nộm sứa.

– Các loại mùi tàu, kinh giới, húng thơm bạn đem thái nhỏ.

Bước 3: Tiến hành làm nộm sứa hoa chuối

– Cho sứa và tai lợn vào một âu lớn sau đó nêm gia vị cho đậm đà, tiếp theo bạn cho hoa chuối vào và đảo đều lên.

– Tiếp thục cho thêm xoài xanh chua và cà rốt bào sợi vào đảo đều. Thêm chanh, ớt, đường, muối sao cho vừa khẩu vị của bạn

– Đầu tiên là bạn bỏ sứa là một cái chậu lớn rồi nêm nếm chút gia vị để sứa của bạn đậm dà hơn sau đó cho thêm hoa chuối khô vào đảo đều.

– Tiếp tục thêm xoài xanh, cà rốt vào đảo đều.Nêm nếm độ chua cay, mặn ngọt với ớt đường, muối và chanh sao cho vừa khẩu vị với bạn.

– Bước cuối cùng bạn cho thêm các loại rau thơm vào đảo đều và bày ra đĩa. Trước khi ăn bạn cho thêm lạc và vừng rang lên trên và thưởng thức.

– Nộm sứa hoa chuối giòn giòn với sứa và tai lợn, ngấm đủ gia vị chua cay mặn ngọt, thơm mùi lạc và vừng rang cùng các loại rau thơm. Đây chắc chắn là món hấp dẫn trên bàn ăn được nhiều người ưu ái bởi độ thanh mát mà không có dầu mỡ.

Nộm sứa dưa chuột

Nguyên liệu

– 2 túi sứa

– 2 quả dưa chuột

– 1 củ tỏi

– Đường, muối, hạt tiêu, dầu mè…

Cách làm

– Sứa cho riêng ra bát.

– Lấy 1 quả dưa chuột thái chỉ. Nếu lựa phải quả dưa chuột hơi già thì nên bỏ hạt. Một quả dưa chuột thái miếng vát để trang trí.

– Tỏi bóc vỏ, băm thật nhuyễn.

– Cho ít nước lên bếp, đun sôi, sau đó nhúng sứa vào nước sôi chừng 10 giây rồi vẩy ráo nước. Khâu này bạn phải làm thật nhanh tay, nếu để lâu quá sứa sẽ bị cứng.

– Cho sứa vào bát to, cho dưa chuột thái chỉ, tỏi băm, ít dấm, đường, gia vị, hạt tiêu, ớt băm, dầu mè rồi trộn thật đều để các nguyên liệu ngấm gia vị. Cuối cùng là ít rau thơm và lạc rang nếu thích.

– Trút món nộm sứa ra đĩa, trang trí bằng dưa chuột đã thái vát.

Ngộ độc sứa biển nguy hại tính mạng

Ngộ độc Ngộ độc sứa biển nguy hại tính mạngsứa biển nguy hại tính mạng
Cẩn thận khi ăn sứa biển

Thể nhẹ: Khi bị sứa cắn, các độc tố này sẽ ngấm qua da người xâm nhập vào cơ thể. Nếu nhẹ, nạn nhân chỉ có phản ứng ngoài da, tại chỗ nổi rát, mẩn đỏ và ngứa nhiều, toàn thân sẽ cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên không nên quá lo lắng trong trường hợp này.

Thể tối cấp: Tai biến xảy ra tức thì sau khi độc tố của sứa biển xâm nhập vào máu nạn nhân. Nạn nhân nôn nao, nhức đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở nhanh, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt. Nạn nhân đi vào trạng thái lơ mơ, nhiều khi co giật, có thể hôn mê cần đưa ngay vào bệnh viện để chống sốc phản vệ.

Thể cấp hay bán cấp: Sau chừng 15 phút chạm phải sứa, nạn nhân ngứa ở bàn tay, bàn chân, trên da nổi ban đỏ từng vùng, nổi mày đay toàn thân, phù quineke ở mắt, môi, mặt, thanh quản nên ngạt thở, mạch nhanh, yếu.

Tim đập nhanh đều, huyết áp hạ thấp, ho khan, khó thở khò khè. Thanh quản phù gây khó thở. Nạn nhân buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chảy nước mắt, chảy nước mũi, vã mồ hôi. Đây là biểu hiện sốc phản vệ, cần đưa ngay vào bệnh viện chống sốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *