Những điều cha mẹ cần biết khi phòng bệnh ho gà cho trẻ

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi trực khuẩn ho gà thuộc họ Pavrobacteriaceae. Căn bệnh này xảy ra khắp nơi trên thế giới. Bệnh lây theo đường hô hấp, biểu hiện lâm sàng là ho và thở khò khè dữ dội, thường được gọi là ho gà với nhiều biến chứng. Nguồn bệnh có thể là bệnh nhân bị ho gà. Bệnh này dễ lây lan nhất trong 1-2 tuần đầu khởi phát. Cho đến nay, người ta vẫn chưa xác định được liệu có người lành mang vi khuẩn bệnh này hay không.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính gây bệnh ho gà là do sự xâm nhập của vi khuẩn Bordetella pertussis đi vào đường hô hấp trên. Sau đó khu trú và phát triển ở lông mao biểu mô trụ của đường thanh quản, khí quản. Ở đó vi khuẩn sẽ tiết ra một loại độc tố Pertussis toxin, đây là loại protein độc lực chính đóng vai trò gây bệnh. Ngoài ra, thời tiết mùa đông – xuân thường ẩm ướt, không nóng cũng không lạnh chính là điều kiện lý tưởng. Để vi khuẩn Bordetella pertussis sinh sôi và phát triển nhanh chóng.

Con đường lây bệnh ho gà

Khả năng lây lan của bệnh rất cao. Bệnh lây theo đường hô hấp, do vi khuẩn có trong những hạt nước bọt bắn ra từ mũi, miệng bệnh nhân khi ho, hắt hơi trực tiếp sang người lành. Phạm vi lây trong khoảng dưới 3 mét.

 bệnh ho gà
Khả năng lây lan của bệnh ho gà

Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa lạnh  nhất là mùa  đông xuân. Vì trong những ngày thời tiết thường xuyên ẩm ướt không khí không nóng cũng không lạnh chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn ho gà sinh sôi và phát triển.

Vi khuẩn ho gà  xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp trên rồi sau đó khu trú và phát triển ở thanh quản, khí quản, ở đó vi khuẩn sẽ tiết ra một loại độc tố Pertussis toxin – đây là loại protein độc lực chính đóng vai trò gây bệnh.

Đối tượng mắc bệnh

Mọi lứa tuổi, giới, dân tộc, vùng địa lý đều có thể bị ho gà. Nhưng chủ yếu là trẻ em 1-6 tuổi. Trẻ càng ít tuổi bệnh càng nặng. Sau khi bị bệnh ho gà bệnh nhân có miễn dịch bền vững, rất hiếm khi mắc lại. Bệnh thường xảy ra quanh năm, mang tính lưu hành địa phương. Bệnh ho gà vẫn tồn tại trên khắp thế giới và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.

Bệnh ho gà có biến chứng

Biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất và dễ gây tử vong, đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi. Trẻ có thể bị tím tái do thiếu ô-xy trong  cơn ho, nôn kiệt sức thường đi kèm theo sau cơn ho.

"<yoastmark

Biến chứng bệnh nguy hiểm thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Các biến chứng bao gồm:

  • Viêm phế quản, viêm phế quản phổi do bội nhiễm.
  • Ho kéo dài và ngừng thở là biến chứng hay gặp nhất, dễ gây tử vong, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.
  • Ho nhiều người bệnh có thể gây lồng ruột, thoát vị ruột, sa trực tràng.
  • Trường hợp nặng có thể gây vỡ phế nang, tràn khí trung thất hoặc tràn khí màng phổi.
  • Ngoài ra biến chứng viêm não (chiếm tỷ lệ 0,1%) là một biến chứng nặng của bệnh. Tỷ lệ để lại di chứng và nguy cơ tử vong cao.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh ho gà

Phòng bệnh đặc hiệu:

Cách hiệu quả nhất để phòng bệnh ho gà là tiêm chủng vắc xin bệnh đầy đủ và đúng lịch. Thực hiện chăm sóc trẻ mắc ho gà đúng cách. Cách ly trẻ với những người bị ho gà trong thời gian ít nhất 4 tuần kể từ khi có cơn ho điển hình. Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng. Che miệng lại khi ho hoặc hắt hơi. Giữ gìn vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ mỗi ngày.

Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà cho trẻ em trong tiêm chủng mở rộng:

–   Tiêm 3 mũi vắc xin có thành phần ho gà: vắc xin Quinvaxem (DPT-VGB-Hib) tiêm cho trẻ vào lúc trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi.

–   Tiêm nhắc lại vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván (DPT) cho trẻ lúc 18 tháng.

Phòng bệnh chung: Cần phải cách ly những trẻ bị bệnh trong thời gian ít nhất 4 tuần kể từ khi có cơn ho điển hình. Khi tiếp xúc với bệnh nhân cần đeo khẩu trang, vệ sinh phòng ở, đồ chơi… bằng dung dịch sát khuẩn.

Cập nhật thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác tại đây nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *