Triệu chứng rối loạn giấc ngủ ảnh hướng đến sức khỏe người cao tuổi

Rối loạn giấc ngủ có thể gây ra những rắc rối lớn đối với con người và nhất là ở người cao tuổi. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe sau một ngày dài hoạt động. Khi ngủ các cơ quan sẽ được giảm các hoạt động tới mức tối đa hoặc là hoàn toàn nghỉ ngơi. Vì thế, giấc ngủ rất quan trọng, nó giúp bảo vệ vỏ não, khôi phục sức lao động sau một ngày làm việc vất vả, và đặc biệt với những người ốm và lao động mệt mỏi. Trong bài viết dưới đây xyzden sẽ mách bạn một số biện pháp hay phòng bệnh mất ngủ ở người lớn tuổi.

Bệnh mất ngủ ở người lớn tuổi

Khi ngủ chúng ta trải qua 2 trạng thái: Giấc ngủ chậm là khoảng thời gian chúng ta chìm sâu hoàn toàn vào giấc ngủ và trạng thái kéo dài khoảng 90 phút, các tế bào não và cơ thể khi đó được hoàn toàn nghỉ ngơi. Giấc ngủ nhanh: diễn ra sau giấc ngủ chậm và kéo dài chỉ khoảng 30 phút, khi trải qua giấc ngủ nhanh chúng ta bắt đầu trải qua những giấc mơ, nói mớ, giật mình hoặc cử động tay chân,…

Rối loạn giấc ngủ là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt ở người lớn tuổi. Bài viết dưới đây bác sĩ sẽ chia sẻ đến bạn mẹo phòng và chữa mất ngủ cho người cao tuổi hiệu quả nhất.

Biện pháp phòng tránh bệnh rối loạn giấc ngủ

Không dùng chất kích thích, tập thể dục thường xuyên

Bệnh mất ngủ ở người lớn tuổi
Mất ngủ gây mệt mỏi ở người cao tuổi

Mất ngủ là bệnh người cao tuổi thường gặp, để chữa bệnh không dùng thuốc người cao tuổi cần tránh các đồ uống chứa caffein (cà phê, nhiều loại trà, sô-cô-la và một số loại nước ngọt) sau 1 hoặc 2 giờ chiều hoặc hoàn toàn không dùng nếu bạn đặc biệt nhạy cảm với caffein.

Caffein làm chặn tác dụng của adenosin, một hóa chất của não để thúc đẩy giấc ngủ. Hạn chế uống rượu, không dùng hơn 1 ly/ngày; tốt nhất không uống ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ. Rượu gây trở ngại cho giấc ngủ sâu và có thể cản trở việc thở. Ngưng hút thuốc và tránh khói thuốc lá. Nicotin làm cho khó rơi vào giấc ngủ và khó ngủ yên giấc.

Nếu không thể tỉnh táo vào buổi chiều, nên có một giấc ngủ trưa ngắn từ 15-20 phút. Thường là đủ dài để cải thiện sự tỉnh táo; nhưng không quá dài khiến chúng ta cảm thấy chệnh choạng sau đó. Bắt đầu bài tập thường xuyên như đi bộ, chạy bộ hoặc bơi lội; có thể giúp bạn ngủ nhanh hơn, có được giấc ngủ sâu hơn; và ít thức giấc thường xuyên hơn trong đêm. Nhưng tránh tập thể dục trong vòng một vài giờ trước khi đi ngủ.

Ngủ nghỉ và ăn uống hợp lý

Một lịch ngủ thường xuyên sẽ giúp đồng bộ hóa chu kỳ giấc ngủ/thức. Nên xác định ngủ trong thời gian bao lâu là tốt; đi ngủ mỗi đêm và thức dậy mỗi buổi sáng cùng một mốc giờ. Cần làm cho phòng ngủ thành một nơi riêng tư cho người cao tuổi. Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn trước khi đi ngủ, nên ngồi thiền và đọc sách. Giữ phòng ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh, giường nệm nằm thoải mái.

Ngủ nghỉ và ăn uống hợp lý
Giải pháp cho chứng rối loạn giấc ngủ

Ăn uống hợp lý: Nên kết thúc bữa ăn tối vài giờ trước khi đi ngủ. Nếu cần bữa ăn nhẹ vào buổi tối, có thể ăn một ít đồ ăn dễ tiêu; như táo, sữa chua, ngũ cốc và sữa, hoặc bánh mì nướng và mứt.

Nhìn những phút không ngủ trôi qua làm chúng ta khó khăn hơn để trở lại giấc ngủ. Hãy xoay mặt đồng hồ để không thể nhìn thấy nó. Thiết lập một thói quen thư giãn trước khi đi ngủ: Ngồi thiền, nghe nhạc yên tĩnh để thư giãn trước khi ngủ. Tránh các hoạt động có thể gây căng thẳng như bàn công việc hoặc thảo luận các vấn đề nhạy cảm.

Gặp chuyên gia nếu tình trạng rối loạn giấc ngủ chuyển nặng

Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ: Để giảm thiểu đi tiểu ban đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn; không uống bất cứ loại nước gì trong 2 hoặc 3 giờ trước khi đi ngủ. Nếu bị rối loạn giấc ngủ liên tục không điều chỉnh được; đặc biệt thường buồn ngủ vào ban ngày, cần gặp các chuyên gia để được tư vấn. Sau khi loại trừ các nguyên nhân bệnh lý hoặc tâm thần rõ ràng; bác sĩ sẽ hỏi về lối sống, thói quen của người bệnh và sẽ đưa ra lời khuyên, phương pháp tốt nhất; để giải quyết mất ngủ.

Mất ngủ là bệnh ngoại khoa quan trọng ở người lớn tuổi. Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết việc giúp người cao tuổi có hiểu biết những thay đổi bình thường trong giấc ngủ và cung cấp các biện pháp can thiệp để cải thiện giấc ngủ là điều cần thiết cho sức khỏe tốt và chất lượng cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *