Các giá trị dinh dưỡng mà đậu đen mang lại cho cơ thể

Đậu đen là một loại thực phẩm sẵn có, có thể ăn quanh năm, kể cả đóng hộp, phơi khô hoặc thu hái tươi. Đây là một nguồn thực phẩm ngon và tốt cho sức khỏe. Khi kết hợp với các thực phẩm khác, đặc biệt là các thực phẩm từ ngũ cốc như: gạo lứt, gạo lứt… sẽ tạo ra nguồn protein chất lượng cao, hoàn toàn không chứa chất béo. Không những thế, đỗ đen còn có thể chế biến thành đậu xị, một vị thuốc trong bài thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19.

Đậu đen là gì?

Đậu đen, hắc đậu, thúa đăm (tiếng Tày). Tên khoa học: Vigna cylindrical skeels (Dolichos catjang Burn f),họ:Fabaceae. Công dụng: giải nhiệt, trị phong thấp, giảm đau. Đậu đen quanh năm, toàn thân không có lông. Lá kép gồm 3 lá chét mọc so le, có lá kèm nhỏ, lá chét giữa to và dài hơn là chét hai bên. Hoa màu tím nhạt, quả giáp dài, tròn, trong chứa từ 7-10 hạt màu đen. Trong đậu đen, có loại đậu đen trắng long, đậu đen xanh lòng.

Tên khoa học: Vigna cylindrical skeels
Đậu đen có tên khoa học là Vigna cylindrical skeels

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, thành phần hóa học của đậu đen khá đa dạng. Vỏ đậu đen có chất màu anthoxyanozit. Đậu đen có 24,2% protit, 1,7% chất béo, 53,3% gluxit, 2,8% tro. Hàm lượng muối khoáng là: 56mg% canxi: 354mg% P; 6,1mg% sắt; 0,06mg% carten; 0,51% vitamin B, vitamin PP; 3mg% vitamin C

Uống nước đậu đen chỉ nên sử dụng như món nước giải khát, mỗi tuần sử dụng 2-3 lần, mỗi lần khoảng 100-250ml, vừa đủ, không gây cảm giác no. Không dùng nước đậu đen thay thế nước uống hàng ngày, vì chúng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất trong cơ thể.

Thành phần và công dụng

Giá trị dinh dưỡng cao

Món ăn có đậu đen vừa có giá trị bổ dưỡng, vừa giúp thanh lọc và làm mát cơ thể. Hạt đậu đen giàu chất dinh dưỡng: Protid, lipid, glucid, chất xơ thực phẩm, các khoáng chất (calcium, hosphor, sắt; caroten, các vitamin: B1, B2, PP…) và nhiều acid amin cần thiết.

Ngoài ra, đậu đen còn có genistin, chrysanthemin, các soyayasaponin I, II, III và stigmasterol. Vì vậy, để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể người dân nên tăng cường sử dụng đậu đen trong mùa dịch bệnh.

Theo Đông y, đậu đen vị ngọt, tính bình; vào tỳ, thận.

Tác dụng hoạt huyết lợi thủy, khu phong giải độc.

Trị vàng da, phù nề, đầy trướng bụng ngực, gân cơ co cứng, viêm sưng do ngộ độc thuốc và hóa chất…

Được dùng làm phụ liệu chế biến thuốc

+ Đậu đen nấu với hà thủ ô sẽ hạn chế tác dụng phụ và tăng tác dụng bổ thận thủy, làm giảm đắng chát của hà thủ ô.

+ Đậu đen làm thuốc giải độc ban miêu, ba đậu.

Đậu đen nấu với hà thủ ô sẽ hạn chế tác dụng phụ và tăng tác dụng bổ thận thủy
Đậu đen nấu với hà thủ ô sẽ hạn chế tác dụng phụ và tăng tác dụng bổ thận thủy

+ Làm nguyên liệu chế biến đậu xị: Đậu đen đồ chín, ủ lên men có màu vàng, phơi hay sấy khô thành vị thuốc đậu xị.

Tùy theo cách ủ men với các phụ liệu (thanh cao, dâu…) mà có đậu xị chất lượng khác nhau.

Đậu xị có các chất dinh dưỡng như đậu đen, đồng thời khi bào chế thành đậu xị có công dụng kháng sinh tự nhiên.

Đậu xị có hai loại: Đạm đậu xị là đậu đen ủ lên men đơn thuần không có muối (đạm – nhạt); Đậu xị là đậu đen, muối đồ chín, ủ lên men.

Đậu xị vị đắng tính hàn, vào kinh phế và vị.

Tác dụng tán nhiệt giải biểu, điều hòa dạ dày, trừ chứng bứt rứt. Tùy cách chế mà tính vị có thể đắng hàn hay cay ôn. Đắng hàn dùng cho các chứng cảm mạo phong nhiệt hoặc tim hồi hộp không ngủ. Cay ôn dùng cho các chứng cảm mạo phong hàn.

Chế biến vị thuốc đậu xị trị ôn bệnh

+ Bài thuốc uống: Ngân kiều tán gia giảm (Ôn bệnh điều biện).

+ Thành phần: Liên kiều 8 – 12g, cát cánh 6 – 12g, đạm trúc diệp 6 – 8g, kinh giới tuệ 4 – 6g, đạm đậu xị 8 – 12g, ngưu bàng tử 8 – 12g, kim ngân hoa 8 – 12g, bạc hà 8 – 12g, cam thảo 2 – 4g.

Gia: Xuyên tâm liên 12g, thanh cao hoa vàng 12g (Theo Công văn 1306/BYT-YDCT ngày 17/3/2020 về hướng dẫn sử dụng thuốc y học cổ truyền, phương pháp y học cổ truyền trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

+ Công dụng của bài thuốc: Thanh ôn giải độc, thăng dương ích khí.

+ Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, uống chia đều 3 lần, sau ăn.

+ Chủ trị: Ôn bệnh ở thời kỳ đầu, do phong tà xâm phạm vào bì mao và phế vệ, tương đương với bệnh truyền nhiễm trong giai đoạn ủ bệnh, khởi phát. Có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh COVID-19.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *