Các yếu tố giúp người trẻ cởi mở với họ hàng và mọi người xung quanh

Trong khi giới trẻ hiện nay thay đổi quan niệm lối sống hiện đại thì thế hệ trước vẫn luôn bảo thủ khi giao tiếp. Ta thấy thì hiện tại vẫn có một số bạn trẻ có sự giao tiếp rất tốt cả ở xã hội và họ hàng và người thân. Điều này phụ thuộc vào sự tự mở lòng và tự tin của mỗi người, giữa thời buổi mà cái tôi luôn được đề cao cộng với tính phòng thủ tâm lý trước xã hội ngày càng trở nên phức tạp. Mời bạn cùng với trang web xyzden.com theo dõi kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé.

Khả năng giao tiếp hạn chế của người trẻ

Các bạn trẻ bây giờ có hướng thu mình trong thế giới nội tâm; lại còn được hỗ trợ bởi các quan hệ ảo trên các mạng xã hội. Thì điều đó càng khiến cho khả năng giao tiếp thực bị hạn chế.

Chỉ khoảng 15 năm về trước, các bạn trẻ mới chính là người chủ động trong giao tiếp với họ hàng và người thân. Giờ đây thì sao? Các bác lớn tuổi thấy con cháu cứ cắm mặt vào cái điện thoại, đành phải chủ động hỏi han. Nếu tế nhị khéo léo có thể khiến họ mở lòng còn không chỉ là sự khó chịu. Người lớn thì ít thay đổi những lớp trẻ đã thay đổi rất nhiều rồi. Rất may là vẫn có những bạn trẻ tự tin. Và quảng giao tốt và thú vị thay. Phần lớn họ là những người rất thành công trong cuộc sống.

Khả năng giao tiếp hạn chế của người trẻ
Khả năng giao tiếp còn hạn chế của người trẻ hiện nay

Không dám bước ra khỏi vùng an toàn

Nhiều bạn đã tâm sự với tôi rằng các bạn ấy rất thích được bày tỏ quan điểm; thông qua những bài viết. Nhưng các bạn ấy sợ người khác đánh giá thế là các bạn ấy tự viết xong rồi tự đọc. Thật khó để có thể nói rằng một người trước nay sống khép kín và ít nói đột nhiên lại muốn bày tỏ quan điểm cá nhân trên mạng xã hội đúng không nào?

Nhưng nếu như nỗi sợ bước ra khỏi những điều cũ kỹ cần đổi mới lớn hơn mong muốn được làm những việc khác đi thì phải thật lòng chia buồn với bạn, không ai có thể giúp được bạn ngoại trừ chính bản thân bạn.

Chúng ta lúc nào cũng mặc định bản thân là một khối kim loại không thể bóp méo. Hay xê dịch rồi tự hạn chế bản thân mình đủ điều trong chính cái khuôn khổ đó. Một khối kim loại phải được đập nát, nung chảy. Và nhào nặn đủ đường thì mới có thể biến thành một món đồ xinh đẹp.

Không dám bước ra khỏi vùng an toàn
Họ không dám bước ra khỏi vùng an toàn

Yếu tố quan trọng để kéo mọi người xích lại, không chỉ với dịp Tết

1. Sự tôn trọng: Mỗi thế hệ được nuôi lớn, và tiếp xúc với những hệ giá trị khác nhau. Vì vậy, không có đúng và sai. Bằng cách tôn trọng sự khác biệt, ta khiến cho mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn.

2. Sự lắng nghe, thấu hiểu: Những khác biệt dù lớn đến đâu cũng có thể được giảm nhẹ nhờ sự lắng nghe, thấu hiểu từ cả hai phía. Những người lớn tuổi thì nên là người đại lượng hơn (nghĩa là dùng sự từng trải của mình để thấu hiểu tâm tư của người trẻ hơn, chứ không nên dùng nó để áp đặt người trẻ phải theo ý mình).

3. Sự quan tâm đúng cách: Bằng những câu hỏi thiết thực (sự hạnh phúc trong cuộc sống, sự thoải mái trong tâm hồn,…) và không nhuốm màu vật chất (tiền bạc) hay xâm phạm quá nhiều sự riêng tư (con cái, vợ chồng,…), ta làm cho người đối diện cảm thấy mình được quan tâm chân thành. Từ đó sẽ mở lòng, chia sẻ nhiều hơn.

Đã là con người, ai cũng mong muốn được quan tâm, hỏi han, và sẻ chia. Sự e dè, xa cách, nếu có, chẳng qua là do cách thể hiện sự quan tâm không đúng mà thôi. Cuộc sống là muôn màu muôn vẻ, không thể có công thức chung. Vậy nên ta hãy luôn quan sát, học hỏi từ xung quanh để có cách ứng xử phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *