Dấu hiệu của bệnh loãng xương và cách phòng tránh hiệu quả

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi là một hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương và cũng giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích, là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và số lượng canxi gắn với các khung này. Theo tổ chức Y tế thế giới đã chẩn đoán loãng xương khi mật độ xương theo chỉ số T- Score và được đo bằng phương pháp DEXA < 2.5. Theo thời gian, xương của người già sẽ càng trở nên mỏng hơn, đồng nghĩa rằng hàm lượng canxi ở trong xương rất ít, dẫn đến việc hấp thụ canxi vào xương suy giảm gây loãng xương.

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Loãng xương là căn bệnh thầm lặng, thường không có biểu hiện của loãng xương cho đến tận khi biến chứng gãy xương. Cần phát hiện sớm bằng phương pháp đo mật độ xương tại vị trí cột sống và cổ xương đùi. Phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi không chỉ làm giảm gánh nặng kinh tế mà còn phòng tránh được nguy cơ tàn tật vĩnh viễn do loãng xương gây ra. Từ năm 35 – 40 tuổi trở đi, số lượng xương bị hủy vượt cao hơn lượng xương được tái tạo. Do đó khối lượng xương dần dần giảm đi, xương trở nên mỏng hơn.

Do đó người già luôn phải đối đầu với vấn đề sức khỏe và mắc nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh loãng xương. Loãng xương là bệnh phổ biến ở người cao tuổi, do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Loãng xương tác động trực tiếp gây ra các cơn đau, dễ thoái hóa, làm giảm khả năng vận động nên ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và cuộc sống. Bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng tránh loãng xương ở người cao tuổi.

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi
Tình trạng loãng xương ở người già

Nguyên nhân và phương pháp phòng bệnh loãng xương

Nguyên nhân gây loãng xương

Loãng xương là bệnh có diễn biến âm thầm; tới khi xuất hiện các dấu hiệu biểu hiện rõ thường là lúc đã có biến chứng. Nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương là do chế độ ăn uống hàng ngày chưa hợp lý, vì vậy không cấp đủ chất canxi hoặc vì lý do cơ thể không hấp thụ được canxi. Những người mắc các bệnh về nội tiết, người bị bệnh thận nặng thải mất quá nhiều canxi… Trong đó loãng xương của tuổi mãn kinh và xốp xương ở người già chiếm tới 90%.

Nguyên nhân chính gây loãng xương là do hấp thu canxi kém; và quá trình hủy xương hoạt động mạnh hơn quá trình tạo xương. Quá trình loãng xương là một quá trình tất yếu của cơ thể. Nhưng cần có những biện pháp phòng tránh tích cực; để quá trình này diễn ra chậm hơn, giảm thiểu tối đa đau đớn cho người bệnh.

Nguyên nhân gây loãng xương
Người già uống sửa bổ sung canxi cho xương

Trong ăn uống nên ăn thêm một số chất chứa nhiều canxi; như: rau xanh, tôm, cua, thịt trứng, có thể dùng thêm sữa; và nên dùng loại sữa chứa nhiều canxi ít ngọt không béo; nhưng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều dễ dẫn đến dư thừa thậm chí là béo phì.

Biện pháp phòng bệnh

Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để có sức khỏe tốt. Vì thực tế cho thấy rằng những người ít vận động, không tập thể dục thể thao, nhất là những trường hợp bị liệt hay phải nằm điều trị lâu tại giường thì quá trình loãng xương xảy ra nhanh hơn bình thường. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng hoạt động thể dục thể thao vận động cơ bắp; làm hạn chế quá trình mất xương và giúp tăng quá trình tạo xương.

Khi luyện tập thể dục thể thao cần lưu ý một số nguyên tắc sau đây: vận động cơ bắp nhịp nhàng từ từ ở mức độ vừa phải, cột sống được tập linh hoạt và uyển chuyển. Trong trường hợp đã bị loãng xương khi tập thể dục thể thao cần tránh những động tác gây hại cho cột sống

Như là trồng chuối ngược có thể làm lún xẹp đốt sống. Động tác cuối gập người nhanh về phía trước có thể làm gãy nứt đốt sống; nhảy tại chỗ mạnh cũng có thể làm xẹp đốt sống. Có một số loại hình thể dục như đi bộ và thể thao như bơi lội; cũng có tác dụng rất tốt phù hợp sức khỏe người cao tuổi. Khi có các dấu hiệu đau mỏi ở cột sống, ở hệ thống xương khớp, dọc các xương dài; cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ hướng dẫn và điều trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *