Loại trái cây có nhiều dưỡng chất mà các mẹ thường cho con ăn

Chuối, bơ, việt quất… đều là những loại trái cây các mẹ nên thường xuyên cho con ăn vì rất tốt cho sức khỏe. Nó không chỉ cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết mà còn rất dễ ăn, dễ chế biến và thơm ngon. Nếu hệ tiêu hóa của trẻ không tốt sẽ dẫn đến tình trạng kém hấp thu chất dinh dưỡng, cơ thể khó chịu, táo bón, tiêu chảy, phân… thì trí não của trẻ kém phát triển. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý để giúp con có hệ tiêu hóa tốt và hấp thu các chất dinh dưỡng một cách tốt nhất. Sau đây là những chia sẻ cho các mẹ.

Lượng trái cây trẻ em nên ăn một ngày

Lượng trái cây trẻ em nên ăn một ngày
Lượng trái cây cần thiết mỗi ngày

Lượng trái cây cho trẻ 1-10 tuổi tiêu thụ như sau:

  • 1-3 tuổi: 50g trái cây đóng hộp; 1/2 miếng trái cây tươi; 60ml nước ép trái cây nguyên chất.
  • 4-6 tuổi: 50g trái cây đóng hộp; 1/2 miếng trái cây tươi; 80ml nước ép trái cây nguyên chất.
  • 7-10 tuổi: 90g trái cây đóng hộp; 1 miếng trái cây tươi; 120ml nước ép trái cây nguyên chất.

Cha mẹ có thể biến trái cây thành một bữa ăn trong chế độ ăn thường ngày của trẻ, cụ thể là dùng làm món ăn vặt. Đảm bảo đã rửa sạch trái cây, thái tới kích cỡ phù hợp với bé và đặt ở vị trí trẻ dễ thấy. Nếu bé được tiếp cận nhiều hơn các loại thực phẩm lành mạnh như trái cây thay vì đồ ăn vặt ngọt/khoai tây chiên nhiều muối, bé có nhiều khả năng sẽ thích ăn trái cây tươi mỗi ngày. Cho trẻ ăn ít nhất 1 loại trái cây giàu vitamin C mỗi ngày, chẳng hạn như quả mâm xôi, cam và dưa hấu. Cuối cùng, đừng quên làm gương cho con. Hãy cho trẻ thấy bạn ăn uống lành mạnh và thưởng thức từng bữa ăn như thế nào.

Những loại trái cây tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ

Chuối giúp trẻ tăng cân

Chuối là trái cây có vị ngọt thanh, 1 quả có khoảng 400mg kali rất tốt cho hệ tiêu hóa. Giúp làm dịu dạ dày, chống táo bón và ngăn ngừa bệnh tiêu chảy cho trẻ. Chuối còn chứa rất nhiều calo, giúp trẻ tăng cân nhanh. Các mẹ chỉ cần ¼ trái chuối chín, bỏ vỏ, cắt nhỏ rồi rây mịn là bé đã có món ăn dặm thơm ngon. Để thay đổi các mẹ có thể trộn chuối cùng khoai lang, khoai tây hoặc các loại trái cây, củ quả khác đều có thể làm thành bữa ăn dặm lý tưởng đầy dinh dưỡng cho bé.

Bơ cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết

Bơ cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết
Quả bơ có nhiều dinh dưỡng

Bơ là một trong những loại trái cây đứng đầu danh sách ăn dặm cho bé. Bơ được xem như vua trái cây ăn dặm. Bơ mềm, có vị béo, ngọt bùi, dẻo, tính mát, mang nhiều dưỡng chất và khoáng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ như sắt, kali, chất xơ, các loại vitamin. Bơ cung cấp omega 3 và vitamin E là 2 dưỡng chất thiết yếu giúp phát triển trí não cho bé.

Bơ rất dễ chế biến, mẹ có thể tán nhuyễn trộn với sữa mẹ là có hỗn hợp mềm dẻo thơm ngọt cho bé tập ăn. Với bé từ 6 tháng tuổi có thể kết hợp bơ với chuối hoặc bơ với bí đỏ, táo hay lê; với bé từ 8-12 tháng tuổi có thể biến tấu khác, hỗn hợp nhiều thành phần hơn: bơ + xoài + sữa chua, bơ + đu đủ + kiwi, bơ + cà rốt + khoai tây… để khơi gợi ham muốn thèm ăn của bé.

Việt quất giúp trẻ luôn khỏe mạnh

Trái việt quất chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Việt quất có màu đỏ tím rất đẹp dễ hấp dẫn các bé. Các mẹ có thể trộn việt quất với chuối, táo, lê hoặc ngũ cốc. Sau đó xay nhuyễn cho các bé ăn dặm vào buổi sáng là tốt nhất.

Táo có thể ngăn ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ

Táo có vị ngọt thơm tự nhiên nên nhiều trẻ rất thích. Táo chứa hàm lượng lớn vitamin C, carbohydrat, kali và chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé. Theo 1 số nguồn thông tin thì táo cũng rất tốt để ngăn ngừa và chống lại bệnh hen suyễn cho bé hiệu quả.

Vì táo cứng nên có nhiều mẹ không lựa chọn táo cho con ăn dặm. Tuy nhiên, với các bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể nghiền nhuyễn rồi nấu chín; có thể trộn cùng với chuối; dâu tây hoặc cherry vừa thơm vừa dễ ăn vừa tốt cho bé. Nếu muốn thay đổi, mẹ có thể xay nhuyễn rồi ép nhành nước táo cho bé thưởng thức. Hoặc có thể bổ múi cau, bỏ vỏ rồi hấp cách thủy cho táo mềm rồi để cho bé cầm ăn.

Đu đủ giúp phân giải protein

Đu đủ giúp phân giải protein
Quả đu đủ tốt cho hệ tiêu hóa

Không chỉ là một loại trái cây ngon, đu đủ còn là một trong những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Trong đu đủ có chứa papain, một loại enzyme tiêu hóa có chức năng phá vỡ thức ăn và tiêu hóa hết protein, giải phóng khí và hơi trong bụng. Từ đó, thức ăn được chuyển hóa hết và không gây đầy bụng. Tuy nhiên, những người bị viêm loét dạ dày hoặc các bệnh dạ dày khác nên tránh ăn đủ đủ. Vì nó có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

Quả dứa tốt cho hệ tiêu hóa

Được sử dụng để chữa rối loạn tiêu hóa, khó tiêu. Một miếng dứa tráng miệng chứa khoảng 80 calo, không chất béo và 1gam protein. Tuy nhiên, nó cũng chứa khoảng 15gam đường có thể khiến lượng đường trong máu cao đối với bệnh nhân tiểu đường.

Người ta thường dùng dứa để điều trị viêm nhiễm và chứng khó tiêu. Dứa không chỉ là gia vị giúp món ăn thêm hấp dẫn bởi vị chua chua ngọt ngọt của nó. Mà còn là một trong những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Trong dứa có chứa bromelain – một loại enzyme giúp tiêu hóa thức ăn để giảm đầy hơi. Cứ 100g dứa cung cấp khoảng 51kcal. Đó là lý do tại sao bạn nên ăn dứa sau bữa ăn thịnh soạn.

Dưa hấu loại trái cây yêu thích của trẻ

Dưa hấu có vị ngọt, nhiều nước, mát và là loại trái cây yêu thích của mọi trẻ em. Đặc biệt vào mùa hè, một ly nước ép dưa hấu hoặc dưa hấu để lạnh sẽ giúp trẻ giải nhiệt “cực đã”. Ngoài tính chất giải nhiệt, dưa hấu còn chứa lượng nước lớn các enzyme tiêu hóa; cực có lợi cho hệ tiêu hóa cũng như đường ruột của trẻ. Chưa kể, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, dưa hấu chứa nhiều tác nhân hỗ trợ cuộc chiến chống ung thư ruột; là loại trái cây phổ biến; dễ tìm với vị ngọt thanh mát.

Hi vọng những thông tin mà xyzden.com vừa chia sẻ sẽ giúp các mẹ giải đáp được thắc mắc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *