Người trẻ Hàn Quốc đang dần có xu hướng bạo lực vì không có việc làm

Do cuộc khủng hoảng việc làm khắc nghiệt và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, những người ở độ tuổi 20 và 30 đang phải chịu áp lực ngày càng lớn. Theo Koreabiz, nhiều trường hợp đã được báo cáo trong đó áp lực từ cảm giác bất lực và trầm cảm dẫn đến hành vi bạo lực. Vào ngày 7/1, bức tượng Đức mẹ đồng trinh trong sân một nhà thờ ở Busan đã bị một tảng đá lớn ném xuống, cánh tay và lưng bị hư hại nghiêm trọng. Thủ phạm bị bắt sau đó 5 ngày, anh ta là một người đàn ông thất nghiệp ở độ tuổi 20. Điều tra sơ bộ cho thấy nam thanh niên phạm tội do căng thẳng vì không tìm được việc làm.

Giới trẻ Hàn Quốc thiếu việc làm dẫn đến căng thẳng

Trước đó, một người thất nghiệp 27 tuổi cũng bị một cảnh sát bắt giữ ở Seoul. Sau khi anh ta dùng vật nhọn mài vào 5 chiếc xe hơi đỗ ven đường lúc nửa đêm. Khai báo với cảnh sát, thủ phạm nói áp lực của việc thất nghiệp khiến anh trở nên như vậy.

Cục Thống kê Hàn Quốc (Statistics Korea) cho biết; tỷ lệ thất nghiệp năm 2020 của giới trẻ từ 15 đến 29 tuổi là 9%. Cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp chung là 4%. Đặc biệt, những người ở độ tuổi 20; bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt bùng phát Covid-19.

Giới trẻ Hàn Quốc thiếu việc làm dẫn đến căng thẳng
Giới trẻ Hàn Quốc thiếu việc làm

Báo cáo cũng cho biết, rất nhiều người trẻ đã. Và đang đang tích cực tìm việc nhưng vẫn thất nghiệp. Đó có thể là một trong những nguyên nhân; khiến số lượng bệnh nhân trẻ mắc chứng rối loạn tâm thần đang gia tăng.

Theo dữ liệu được cung cấp từ Dịch vụ rà soát và giám định bảo hiểm y tế. Số lượng thanh niên ở độ tuổi 20 đến khám tại các phòng khám Đông y do rối loạn tâm thần là 1.477 người. Tăng gấp đôi so với tổng số báo cáo cách đây 5 năm. Số lượng những người như vậy ở độ tuổi 30 đã tăng 50% so với cùng kỳ.

Trước đó, năm 2020, cổng thông tin tìm kiếm việc làm Job Korea; đã thực hiện một cuộc khảo sát với 2.980 người tìm việc mới và trung niên. Kết quả cho thấy, 89,3% trong số người được hỏi nói rằng họ đang bị căng thẳng tột độ do không thể tìm được việc làm.

Ra nước ngoài cũng không hạnh phúc

Với nhiều người “chạy trốn” khỏi thị trường lao động Hàn Quốc, nước ngoài không phải là miền đất hứa. Một số cho biết phải nhận những công việc lao động chân tay chứ không phải là chất lượng cao như chính phủ Hàn Quốc hứa hẹn. Ví dụ như rửa bát ở Đài Loan; hay làm việc trong nhà máy chế biến thịt ở Australia.

Ra nước ngoài cũng không hạnh phúc
Lao động Hàn Quốc ra nước ngoài cũng không hạnh phúc

Qua chương trình K-move, Lee Sun-hyung, 30 tuổi, đến Sydney (Úc); để làm huấn luyện viên bơi lội từ năm 2017. Nhưng cô chỉ kiếm được khoảng 419 USD/tháng, chỉ bằng 30% mức được hứa hẹn.

Không có đủ tiền thuê nhà, Lee phải làm thêm việc lau cửa sổ các tòa nhà và cuối cùng quay về nước sau gần một năm trong tình trạng không một xu dính túi. Trước những thông tin này, nhà chức trách Hàn Quốc cho biết đang thành lập các trung tâm hỗ trợ người lao động ở nước ngoài.

Tuy nhiên, nhiều người lao động không còn tha thiết liên lạc với chính quyền Hàn Quốc sau khi ra nước ngoài. Có tới 90% người lao động ra nước ngoài  từ chối yêu cầu cung cấp thông tin cập nhật về nơi ở, điều kiện và thông tin cá nhân cho Bộ Lao động Hàn Quốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *