Nguyên nhân gây đau đầu và một số bài thuốc dân gian để chữa trị

Nhiều người nghĩ rằng chỉ những người lớn tuổi mới bị đau đầu. Tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại ngày nay, bệnh đau đầu ngày càng phổ biến ở giới trẻ. Đông y có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả và an toàn. Theo Đông y, đầu là nơi hội tụ của tất cả các kinh lạc thuộc dương của não và tủy sống. Khi bị ngoại cảm xâm nhập thường gây đau đầu. Âm dương hư, huyết não hư, ngũ quan không đủ dưỡng chất cũng gây đau đầu. Đầu là đỉnh của tiêu nên can hỏa, hỏa bốc lên cũng gây nhức đầu.

Cơ chế gây đau đầu

Trước khi tìm hiểu các nguyên nhân dẫn tới cơn đau đầu, chúng ta cùng xem xét đến cơ chế, nguồn gốc gây nên tình trạng này. Thực chất đây là phản ứng của hệ thần kinh trong hoặc ngoài sợ khi bị kích thích. Có nhiều nguồn kích thích như: tình trạng thiếu máu, quá trình viêm nhiễm, sự xâm lấn khối u, bệnh lý gây giãn căng, xoắn vặn mạch máu,…

đau đầu
Vì sao bạn lại bị đau đầu?

Cơ chế gây đau đầu của các tổn thương thực thể thường diễn ra theo 2 con đường:

– Tổn thương thực thể làm tăng sinh chất trung gian hóa học, tác động lên các thụ cảm thể đau, từ đó gây triệu chứng đau nhức đầu. Các chất trung gian này thường là kinin, serotonin, prostaglandin.

– Tổn thương thực thể gây kích thích cơ học lên thụ cảm thể đau, ví dụ như sự xoắn vặn, căng giãn, phù nề mạch máu hoặc các tổ chức mang thụ cảm thể đau khác.

Từ cơ chế này, có thể xác định tới hơn 70 nhóm nguyên nhân gây chứng đau đầu, trong đó hầu hết nguyên nhân là lành tính. Tuy nhiên, nếu đau đầu xảy ra liên tục, kèm các triệu chứng bất thường khác có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm.

Một số bài thuốc

Bài 1: Căng nhức vùng đỉnh đầu và cả đầu

Gặp trong các bệnh: Viêm gan, đau vùng gan, thiếu máu, đau mắt, rối loạn tiền đình, thiên đầu thống.

Bài thuốc chườm lá ngải: Lá ngải tươi 200g, rượu 40ml. Lá ngải xào nóng, đổ rượu vào đảo đều, lấy ra cho vào túi vải úp lên đầu bệnh nhân. Khi nguội lại xào cho nóng. Làm nhiều lần, mỗi lần khoảng 20 phút

>>> Theo dõi nhiều bài thuốc hay khác tại đây

Bài 2: Đau nhức vùng trước trán và nhức đầu lâu ngày

Thường gặp ở người suy nhược thần kinh, đau loét dạ dày hành tá tràng.

Bài thuốc sắc uống: Mẫu lệ 15g, ô tặc cốt 15g, lá tre 6g, hoa cúc (hay lạc tiên) 15g, lá vông (hay rễ trinh nữ) 15g, toan táo nhân sao đen 20g, hà thủ ô 12g hay tâm sen 6g. Sắc uống.

Có thể thay cúc hoa bằng lá sen non hay ngó sen. Thay lá vông bằng câu đằng. Người mập béo, mặt nóng đỏ, thêm vỏ quýt 3 cái. Mỗi lần uống, thêm nước ép cây tre non 5 ml.

Bài 3: Đau nhức vùng gáy, cứng cổ (thấp ôn)

Thường gặp trong chứng viêm gan truyền nhiễm, viêm đường tiết niệu, cảm mạo.

Miết giáp (sao kỹ)
Vị thuốc Miết giáp (sao kỹ)

Bài thuốc Cát căn cầm liên thang gia giảm: Miết giáp (sao kỹ) 12g, hoàng cầm 12g, cam thảo 6g, hoắc hương 12g, sinh địa 15g, hoàng liên 8g, thanh hao 10g (hay thanh đại), mạch môn 10g, bạc hà 10g. Sắc uống.

Bài 4: Đau nhức đầu vùng gáy (thử ôn)

Thường gặp trong các bệnh truyền nhiễm, cảm mạo, viêm não thời kỳ đầu.

Bài thuốc Tang cúc ẩm gia vị: Tang diệp 12g, quất hồng bì 12g (hoặc hoắc hương), bạc hà 8g, mạch môn 12g, sinh thạch cao 12g, cam thảo nam 6g, cúc hoa 12g, hạnh nhân 8g, hoàng cầm 10g, kim ngân hoa 12g, bạch cương tằm 10g, chi tử 8g. Sắc uống.

Gia giảm: Nếu sốt cao, khát nước, thêm sắn dây 15g, hoặc lá tre non 10g, giun đất sao cát 10g. Nếu tinh thần kém tỉnh táo, đau đầu dữ dội, thêm đởm nam tinh chế 10g, gián đất 10 con (toàn yết 3 con, ngô công (sao kỹ) 1 con).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *