Rèn cho con những kỹ năng này, con sẽ thành công trong tương lai

Cha mẹ nào cũng muốn con mình lớn lên hạnh phúc và thành đạt. Đó là lý do tại sao rất nhiều ông bố, bà mẹ dành rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để giáo dục con cái. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh rằng việc giáo dục các kỹ năng cũng rất quan trọng bên cạnh việc dạy trẻ kiến thức.

Hầu hết trẻ em chỉ có 18 năm với bên cạnh cha mẹ. Chừng ấy năm nghe có vẻ dài nhưng 18 năm đó sẽ không mang lại cho đứa trẻ tất cả kinh nghiệm và các kỹ năng cần thiết để bước vào đời. Thế nhưng có những giá trị mà cha mẹ có thể xây dựng cho con ngay từ khi còn nhỏ.

Khả năng giải quyết vấn đề

Con người không thể lúc nào cũng giải quyết được tất cả. Và chúng ta cũng không nên cố gắng như vậy. Trẻ muốn học cách tư duy và giải quyết vấn đề hàng ngày, cũng cần được phép làm như vậy. Vai trò của người lớn không phải là nhảy vào cuộc, thay đổi tất cả để tốt nhất cho trẻ. Cần để trẻ tự mình xoay sở phương án khác. Từ việc quên làm bài tập về nhà đến nhà hết gas. Trẻ cần trải nghiệm những rắc rối để học cách xử lý. Là người lớn, chúng ta cần tạo điều kiện cho trẻ tư duy độc lập. Trao quyền cho trẻ tự khám phá tiềm lực của bản thân.

Khả năng giải quyết vấn đề
Trao quyền cho trẻ tự khám phá tiềm lực của bản thân

Nuôi dưỡng ước mơ

Ước mơ là động lực mạnh mẽ để biến những điều không thể thành có thể. Mỗi đứa trẻ luôn cần được khuyến khích và nuôi dưỡng những ước mơ. Nên biết dám nghĩ, dám sống và dám làm vì những điều lớn lao.

Khuyến khích tính ham học

Trẻ được khơi dậy, kích thích sự tò mò, đam mê tìm hiểu, khám phá thế giới đầy kỳ bí, đam mê tri thức, yêu khoa học, yêu đọc sách… Đó là con đường giúp trẻ trở nên ham học hỏi. Dẫn dắt con tới chân trời tri thức.

Rèn cho trẻ tính kiên nhẫn

Kỹ năng kiên nhẫn giúp trẻ có khả năng chịu đựng trước những hoàn cảnh khó khăn. Kiên trì đối mặt trước những thách thức trong cuộc sống. Rèn luyện khả năng quan sát thế giới xung quanh giúp trẻ thành công hơn trong cuộc sống.

Rèn cho trẻ tính kiên nhẫn
Kỹ năng kiên nhẫn giúp trẻ có khả năng chịu đựng trước những hoàn cảnh khó khăn

Khuyến khích sự tự tin trong trẻ

Các nhà tâm lý giáo dục cho rằng bí quyết lớn nhất trong nuôi dạy trẻ là làm cho đứa trẻ có được lòng tự tin. Đứa trẻ tự tin là đứa trẻ sau này trên đường đời sẽ bước đi bằng chính đôi chân, nghị lực và trí tuệ của mình. Đứa trẻ tự tin sẽ làm nhẹ đi rất nhiều nỗ lực dạy dỗ của gia đình, nhà trường và xã hội. Đứa trẻ tự tin là đứa trẻ sẽ có nhiều cơ hội thành đạt trong cuộc sống.

Dạy trẻ lòng biết ơn

Biết ơn người dạy dỗ và dìu dắt chúng ta nên người là bài học đầu tiên về truyền thống tôn sư trọng đạo. Đặc điểm tâm lý của trẻ từ 0 – 2 tuổi vốn chỉ biết tập trung vào những nhu cầu của riêng mình. Còn việc nhận thức về những giá trị đạo đức còn rất hạn chế. Từ 2 tuổi trở lên, bé mới có thể bắt đầu hiểu được “cho” và “nhận” là một phần quy luật tự nhiên của mọi vật. Cha mẹ định hướng trẻ lòng biết ơn thầy cô là điều nên làm. Dạy trẻ từ những điều cơ bản, lễ phép với thầy cô. Giải thích vai trò, tầm quan trọng và sự yêu thương của thầy cô. Lúc ấy trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận một cách tự nguyện.

Rèn luyện tính tự lập

Có được kỹ năng này sẽ giúp con mạnh mẽ hơn, sẵn sàng cho mọi thử thách trong cuộc sống. Bạn hãy rèn luyện cho trẻ sự chủ động. Giúp trẻ ý thức được những điều cần làm. Và những điều không nên làm để có thể tự tìm hiểu, vượt qua những khó khăn.

Trong học tập, hãy dạy trẻ những kĩ năng tự đến trường. Trẻ có thể đi bộ, đi xe bus, hoặc tự đạp xe đến trường học. Ban đầu hãy cứ đi theo để đảm bảo rằng con đi lại và chạy xe an toàn, cũng như quen thuộc mọi đường đi. Dạy con những kĩ năng tự bảo vệ cho bản thân. Như cho con học thêm các môn võ thuật hoặc những chiêu thức phòng vệ. Mặt khác với bài tập về nhà hãy để con tự làm. Để con tự tìm hiểu những kiến thức mới lạ về bài học.

Trong cuộc sống, cha mẹ đừng ngần ngại giao cho con việc quản lý chi tiêu của chính mình. Cho con tự tiết kiệm một khoản tiền nhỏ và cùng con lập ra kế hoạch tiêu dùng phù hợp. Với công việc nhà phân chia hợp lý cho từng thành viên. Cho con chọn trước những việc con muốn làm. Đó là những cách để giúp con có tính tự lập.

Rèn luyện tính tự lập
Có được khả năng tự lập sẽ giúp con mạnh mẽ hơn, sẵn sàng cho mọi thử thách trong cuộc sống

Dạy trẻ sự tập trung

Trẻ em thích tập trung vào những gì chúng đang quan tâm vào thời điểm đó. Vì vậy, hãy thử dạy con rằng những thứ chúng đang học không chỉ có ích mà cũng rất thú vị. Ví dụ, khi dạy trẻ môn văn, hãy yêu cầu con viết chữ trên một tấm bảng, trên vỉa hè hoặc bất kỳ thứ gì đó có thể. Đừng quên rằng hành vi của cha mẹ quyết định trong việc này. Hãy cho con một vài phút tập trung và chú ý hoàn toàn mà không bị làm phiền. Bạn cũng có thể dạy trẻ tập trung thông qua các trò chơi, câu đố…

Rèn cho trẻ tinh thần đồng đội

Kỹ năng này sẽ giúp con dễ hòa nhập hơn, xây dựng được những mối quan hệ tốt hơn trong tương lai. Hãy cho con cùng vui chơi với bạn bè đồng trang lứa. Khi dạy con làm việc trên tinh thần đồng đội, đừng bao giờ so sánh bé với những đứa trẻ khác. Điều này chỉ tạo nên hệ quả tiêu cực. Thay vào đó, bạn nên nhấn mạnh vào tầm quan trọng của tất cả mọi người và khen ngợi tất cả ngay khi công việc hoàn thành.

Xem thêm những bài viết cùng chuyên mục tại: Đời sống gia đình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *