Tìm hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp và cách điều trị

Các bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp đều thuộc phạm vi chứng tý của y học cổ truyền. Tý có nghĩa là không có sự thông thoáng… Do cơ thể không được phòng vệ (sức đề kháng yếu), các tà khí như phong (gió), lạnh (lạnh), thấp (ẩm), nhiệt xâm nhập vào hệ thống cơ, khớp tứ chi và hệ cơ. Sự vận hành của kinh lạc, khí huyết không lưu thông gây sưng tấy, nóng đỏ, đau nhức xương khớp.

Người cao tuổi dễ bị viêm khớp dạng thấp do mất máu nhiều dẫn đến thận hư. Can huyết hư không được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ làm xương và khớp bị thoái hoá (biến dạng khớp, cơ bị teo, khớp bị dính…). Biểu hiện chung của chứng này là đau mỏi các khớp, đau tăng hoặc tái phát các bệnh mạn tính do ngoại tà xâm nhập. Nếu chủ yếu bệnh do hàn (lạnh) gọi là thống tý. Còn thiên về phong (gió) gọi là hành tý hay thiên về thấp (ẩm) gọi là trước tý.

Tổng quan bệnh Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp, là một bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong chính cơ thể.

Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp

Không giống như tổn thương hao mòn của viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến niêm mạc khớp của bạn, gây sưng đau cuối cùng có thể dẫn đến xói mòn xương và biến dạng khớp ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày như viết, mở chai lọ, mặc quần áo và mang vác đồ vật. Viêm khớp mắt cá, khớp gối hoặc khớp bàn chân có thể gây khó khăn cho bạn khi đi đứng và cúi người.

Cứ 100 người trưởng thành thì có 1 đến 5 người bị viêm khớp dạng thấp. Bệnh thường phổ biến ở những người có độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. Trong số đó, bệnh nhân nữ, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nhiều gấp 2-3 lần bệnh nhân nam.

Bệnh diễn biến phức tạp gây hậu quả nặng nề do đó cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp điều trị hữu hiệu để làm ngừng hay làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Trong khi đó các loại thuốc mới đã cải thiện đáng kể các lựa chọn điều trị đem lại hiệu quả cao cho người bệnh

>>> Theo dõi nhiều tin hay khác tại đây

Điều trị

Triệu chứng: Sưng đau hoặc đau mỏi các khớp, gân cơ, thớ thịt. Đau di chuyển. Có khi mất hẳn nhưng tự nhiên lại xuất hiện sưng đau… Người bệnh sợ gió, rêu lưỡi trắng. Mạch phù.

Phòng phong
Vị thuốc quý Phòng phong

Bài thuốc – Phòng phong thang gồm:

Phòng phong 16g, hoàng cầm 12g, xuyên quy 16g, cát căn 16g, xích phục linh 12g, khương hoạt 10g, tần giao 12g, hạnh nhân 8g, cam thảo 6g, quế chi 8g.

Cách dùng : Hạnh nhân bỏ vỏ, xuyên quy tẩm rượu, quế chi cạo bỏ vỏ. Mười vị trên + 1600 ml nước. Sắc uống loạc bỏ bã lấy 250ml nước. Uống ấm tốt hơn uống lạnh. Chia đều 5 phần. Ngày uống 4 phần, tối uống 1 phần.

Châm cứu

Tại chỗ: Châm các huyệt xung quanh vị trí đau ( A thị huyệt)

Toàn thân: Châm huyệt phong môn, phong trì, huyết hải, túc tam lý.

Điều trị viêm khớp dạng khớp, các phương pháp đều nhằm lưu thông khí huyết ở cân xương; đưa tà khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài, bồi bổ khí huyết can thận để chống tái phát và để ngăn ngừa các hiện tượng thoái hoá khớp, biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp nhằm hồi phục các chức năng bình thường của các khớp xương.

Phương pháp trong điều trị là khu phong tán hàn trừ thấp. Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh thiên về phong hay hàn hoặc thấp; căn cứ vào quá trình sinh bệnh: Mới mắc hay đã tái phát nhiều lần. Nếu mới mắc thì lấy trừ tà là chính. Nếu bệnh lâu ngày vừa phù chính (bổ can thận khí huyết) vừa trừ tà. Để tránh tái phát và đề phòng những biến chứng và những cố tật sau này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *